Trương Tấn Sang-Thường trực Ban Bí thư:Lịch sử Nam Bộ kháng chiến là 1 bộ sách giá trị


Bộ sách “Lịch sử Nam Bộ kháng chiến”

Ngày 31/3, phát biểu tại Lễ tổng kết và công bố bộ sách “Lịch sử Nam Bộ kháng chiến” được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã nhấn mạnh, bộ sách này là một công trình khoa học lớn, một bộ sách quý có giá trị sâu sắc về chính trị, tư tưởng và có ý nghĩa nhiều mặt trong việc giáo dục truyền thống lịch sử của Việt Nam.

Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang chúc mừng Hội đồng chỉ đạo biên soạn và Ban biên soạn đã hoàn thành việc nghiên cứu, biên soạn bộ sách có chất lượng cao, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ do Bộ Chính trị và Chính phủ giao.

Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang đề nghị các cơ quan làm công tác tư tưởng, cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình và các cơ quan có liên quan cần giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá rộng rãi bộ sách đến đồng bào, đồng chí trong nước và nước ngoài. Cần nghiên cứu việc bổ sung vào chương trình giáo dục ở các cấp học, để góp phần bồi đắp lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong cán bộ, đảng viên, nhân dân, nhất là đối với thế hệ trẻ, những người kế thừa, phát huy truyền thống vẻ vang của các thế hệ ông cha đã bằng công sức, mồ hôi, xương máu xây dựng nên non sông tươi đẹp hôm nay.

Dự Lễ tổng kết và công bố bộ sách “Lịch sử Nam Bộ kháng chiến” có các ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh; Lê Phước Thọ, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Hội đồng Chỉ đạo biên soạn; Trung tướng Nguyễn Thới Bưng, Ủy viên Thường trực Hội đồng chỉ đạo biên soạn; Nguyễn Thế Kỷ, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Duy Hùng, Giám đốc-Tổng biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia-Sự thật và các đồng chí trong Hội đồng chỉ đạo biên soạn, Ban Biên soạn và Hội đồng Chỉ đạo biên tập-xuất bản bộ sách…

Trong báo cáo tổng kết công tác biên soạn bộ sách này, ông Trần Văn Kính, Thư ký hội đồng biên soạn cho biết, bộ sách do cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt làm Chủ tịch Hội đồng Chỉ đạo và nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng làm chủ biên. Bộ sách gồm 4 cuốn, trong đó có 2 tập chính sử: Tập 1 là Lịch sử Nam Bộ kháng chiến giai đoạn 1945-1954 và tập 2 là giai đoạn 1954-1975.

Ngoài ra còn 1 tập Biên niên sự kiện lịch sử Nam Bộ kháng chiến 1945-1975 và 1 tập Những vấn đề chính yếu trong lịch sử Nam Bộ kháng chiến gồm 9 chuyên đề mang tính tổng hợp để soi sáng thêm chính sử.

Với nhiều tư liệu mới, chưa được công bố, bộ Lịch sử Nam Bộ kháng chiến là một bộ sách đồ sộ, đã tổng kết đầy đủ nhất về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ ở Nam Bộ suốt 30 năm, góp phần quan trọng vào lịch sử kháng chiến của cả dân tộc.

Cuốn sách cung cấp cho đông đảo độc giả những tư liệu tham khảo có giá trị trong việc tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử kháng chiến của quân, dân Nam Bộ nói riêng, lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam nói chung, về sự lãnh đạo tài tình của Đảng ta, về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, về sức mạnh của bàn tay và khối óc con người Việt Nam trong kháng chiến cũng như trong xây dựng và phát triển đất nước./.

Hà Huy Hiệp

(Theo website Trương Tấn Sang)

Nguyen Tan Dung, Truong Tan Sang, Le Hong Anh introduced as candidates for NA deputies


On March 28, during a meeting to collect voters’ responses and confidence for candidates for National Assembly deputies term XIII, voters in Quan Thanh ward, Ba Dinh district, Hanoi agreed to introduce Nguyen Tan Dung, Truong Tan Sang and Le Hong Anh as candidates for NA deputies for the new term.

Photo: VnExpress

Earlier, Nguyen Tan Dung, a Politburo member and Prime Minister of Vietnam; Truong Tan Sang, a Politburo member and a standing member of the Secretariat; and Le Hong Anh, a Politburo member, secretary of the Party Central Committee and Minister of Public Security were introduced to be candidates for NA deputies by the Politburo and the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front.

During the meeting, voters said that the three candidates were completely loyal to the interests of the Party, the country and people, and showed their excellent leadership and high sense of responsibility at work.

The three candidates made important contributions to the Party, Government and the nation, helping the country overcome difficulties, record great achievements, raise the country’s position in the international arena, and ensure national defence and security.

They listened to people’s aspirations and encouraged them to overcome difficulties and challenges, making them trust more and more in the leadership of the Party and State.

During the 11th National Party Congress, the three candidates were elected to the Party Central Committee and the Politburo.

Responding to the candidates, voter Nguyen Ngoc Khanh said that he hoped the Prime Minister would meet voters annually after NA sessions.

Meanwhile, voter Nguyen Van Bau wanted the Prime Minister to care more about stabilizing the macro economy and controlling the price of essential goods such as medicine and milk.

Voters in Quan Thanh ward added they hoped the candidates would make greater and more important contributions to the Party, State and the nation.

Speaking during the meeting, comrade Nguyen Tan Dung, on behalf of Truong Tan Sang and Le Hong Anh, affirmed that they would strive their best to serve the nation and deserve to be representatives of the people.

Compiled by BTA


(Theo website Trương Tấn Sang)

Đồng chí Trương Tấn Sang: Phát huy tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng


Đồng chí Trương Tấn Sang trao đổi với các đại biểu tham dự Hội nghị. Ảnh: Hoàng Hải

Ngày 23-3, tại TPHCM, Hội nghị cán bộ toàn quốc về công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2011 đã khai mạc. Tham dự có các đồng chí: Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM và hơn 500 đại biểu đại diện các bộ, ban, ngành trung ương và các tỉnh, thành ủy trong cả nước.

Báo cáo tình hình, kết quả công tác tổ chức xây dựng đảng năm 2010, đồng chí Nguyễn Đức Hạt, Phó trưởng ban thường trực Ban Tổ chức Trung ương cho biết, trong năm 2010, các cơ quan làm công tác tổ chức xây dựng đảng trong toàn quốc đã tiếp tục tham mưu sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan đảng, nhà nước các cấp theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả. Xây dựng, bổ sung các quy định về chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động và lề lối làm việc của mỗi tổ chức hợp lý hơn, từng bước khắc phục tình trạng trùng lặp, chồng chéo; ban hành nhiều quy chế phối hợp giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị. Tổng kết, rút kinh nghiệm, xác định rõ hơn tổ chức và hoạt động các đảng đoàn, ban cán sự đảng trong các cơ quan hành pháp và tư pháp ở Trung ương và cấp tỉnh. Điều chỉnh thời gian đại hội Đảng toàn quốc, bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp…

Trong công tác cán bộ, nhất là công tác đánh giá cán bộ đã dần đi vào nền nếp, được thực hiện theo quy trình, quy chế, công khai, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ. Công tác quy hoạch cán bộ có nhiều chuyển biến, tiến bộ, được thực hiện nghiêm túc hơn, chặt chẽ, đúng quy trình, bước đầu đã tạo sự chủ động trong công tác cán bộ. Công tác luân chuyển cán bộ được thực hiện thường xuyên hơn, đã gắn công tác luân chuyển với việc sắp xếp, bố trí cán bộ chuẩn bị nhân sự trước đại hội đảng bộ các cấp, đại hội lần thứ XI của Đảng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, thực hiện chính sách cán bộ được quan tâm.

Tuy nhiên, công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2010 cũng còn những hạn chế cần khắc phục như: Tổ chức bộ máy các cơ quan trong hệ thống chính trị còn cồng kềnh, tuy giảm được đầu mối, nhưng chưa thực sự tinh gọn, hiệu quả; chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ chưa rõ ràng. Việc đổi mới công tác cán bộ còn chậm, phân cấp trong công tác cán bộ còn nhiều bất cập, đánh giá cán bộ chưa phản ánh đúng cán bộ; công tác quy hoạch cán bộ thiếu tầm nhìn xa và thực hiện chưa đồng đều; công tác luân chuyển cán bộ chưa thành nền nếp, thường xuyên. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của nhiều tổ chức cơ sở đảng còn thấp, chưa làm tốt vai trò hạt nhân chính trị, chậm phát hiện, ngăn ngừa sai phạm của cán bộ, đảng viên.

Bên cạnh đó, công tác phát triển đảng viên chưa quan tâm đúng mức đến chất lượng; động cơ phấn đấu vào Đảng của một số người có biểu hiện lệch lạc, cơ hội; quản lý, đánh giá đảng viên chưa chặt chẽ. Nhiều nơi sinh hoạt chi bộ còn hình thức, hành chính; nội dung sinh hoạt nghèo nàn, thiếu sức sống, chưa gắn với yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tiễn của địa phương, đơn vị. Công tác bảo vệ chính trị nội bộ còn lúng túng, bị động, nhất là việc nắm diễn biến tư tưởng của cán bộ, đảng viên và vấn đề chính trị hiện nay…

Nhiệm vụ trọng tâm năm 2011 của ngành tổ chức xây dựng Đảng các cấp là tham mưu để tổ chức tốt bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp, bầu các chức danh lãnh đạo của Nhà nước, Quốc hội, phê chuẩn các thành viên Chính phủ, bầu các chức danh HĐND, UBND các cấp; đồng thời làm tốt công tác nghiên cứu, tham mưu về công tác tổ chức; tham mưu tổng kết Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) về đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan đảng, định hướng về đổi mới tổ chức bộ máy các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội, đề xuất chủ trương, giải pháp phù hợp nhằm tiếp tục xây dựng bộ máy theo hướng quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, tránh trùng lắp, chồng chéo, bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả phù hợp với yêu cầu của thời kỳ mới.

Quang cảnh Hội nghị cán bộ toàn quốc về công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2011. Ảnh: Hoàng Hải

Bên cạnh đó, ngành tổ chức xây dựng Đảng cũng tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, triển khai đồng bộ và nâng cao chất lượng trong thực hiện các khâu của công tác cán bộ; tham mưu sửa đổi, bổ sung quy định về phân cấp quản lý cán bộ, quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử. Tham mưu, hướng dẫn việc phân công, bố trí, sắp xếp và thực hiện chính sách cán bộ sau đại hội đảng bộ các cấp, đại hội lần thứ XI của Đảng và sau khi kết thúc nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2004 – 2011. Tham mưu tổng kết các nghị quyết của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ và quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý. Tiếp tục tham mưu chỉ đạo đổi mới công tác xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng gắn với xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, xây dựng đội ngũ đảng viên. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ chính trị nội bộ. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và cơ quan tổ chức cấp ủy các cấp vững mạnh về mọi mặt…

Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng chí Trương Tấn Sang đánh giá cao và biểu dương những thành tích mà Ban Tổ chức Trung ương, các cơ quan và đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức xây dựng Đảng, công tác tổ chức cán bộ trong cả nước đã đạt được trong thời gian qua. Đồng chí cho rằng: Năm 2010 là năm cuối thực hiện Nghị quyết Đại hội X, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm (2006 – 2010) và chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm (2001 – 2010); năm tiến hành đại hội đảng bộ các cấp tiến tới đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, các cơ quan làm công tác tổ chức xây dựng Đảng đã nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn, thực hiện và hoàn thành khối lượng lớn công việc như tham mưu giúp Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy đảng các cấp chuẩn bị và chỉ đạo thực hiện tốt các công việc liên quan đến lĩnh vực tổ chức, nhân sự, góp phần quan trọng vào thành công tốt đẹp của Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội XI của Đảng.

Công tác tham mưu sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy; bổ sung, hoàn thiện chức năng nhiệm vụ, quy chế làm việc của các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức trong hệ thống chính trị; công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp, bổ nhiệm, thực hiện chính sách cán bộ; củng cố tổ chức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, chất lượng đội ngũ cán bộ đảng viên và công tác bảo vệ chính trị nội bộ tiếp tục được triển khai thực hiện tích cực, đạt một số kết quả tốt.

Đồng chí Trương Tấn Sang cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, yếu kém ngành tổ chức xây dựng Đảng cần phải khắc phục như tổ chức của một số cơ quan Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị – xã hội chưa thực sự tinh gọn, hiệu quả; chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ chưa thật rõ ràng; việc đổi mới một số mặt của công tác cán bộ còn chậm, thiếu tầm nhìn xa; thiếu cơ chế, chính sách cụ thể để thực sự phát huy dân chủ trong công tác cán bộ, phát hiện và sử dụng người có đức, có tài…

Đồng chí nhấn mạnh: Trong năm 2011 và những năm tiếp theo, nhiệm vụ của công tác tổ chức xây dựng Đảng trong cả nước phải có quyết tâm cao, giữ vững nguyên tắc, tiếp tục đổi mới phong cách, lề lối, phương pháp làm việc, năng động, sáng tạo và thường xuyên nâng cao trình độ về mọi mặt, sâu sát thực tiễn, tham mưu đắc lực cho Trung ương và cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, tạo chuyển biến cơ bản, vững chắc trong công tác tổ chức xây dựng Đảng.

Để thực hiện được yêu cầu đó, đồng chí Trương Tấn Sang cũng lưu ý ngành tổ chức xây dựng Đảng phải không ngừng kiện toàn các cơ quan làm công tác tổ chức xây dựng Đảng, xác định rõ chức trách, nhiệm vụ của từng tổ chức, từng chức danh cán bộ, công chức. Phải chăm lo xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đủ sức đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Cán bộ làm công tác tổ chức phải là những đồng chí có lập trường chính trị vững vàng, có đạo đức trong sáng, trung thành, trung thực, có tinh thần trách nhiệm cao, có lối sống giản dị, lành mạnh, gắn bó với đồng chí, đồng bào, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, giữ gìn phẩm chất cách mạng theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; có năng lực và trình độ chuyên môn phù hợp với công việc, thấu hiểu được cái tâm, cái tầm của người cán bộ. Đồng chí cũng đề nghị các cấp ủy và tổ chức đảng, trước hết là đồng chí bí thư cấp ủy, bí thư ban cán sự đảng, đảng đoàn, thủ trưởng các cơ quan hết sức quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan làm công tác tổ chức xây dựng Đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Đồng chí Trương Tấn Sang phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Ảnh: Hoàng Hải

Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang đề nghị thời gian tới cần thực hiện tốt việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng; các cơ quan và cán bộ làm công tác tổ chức xây dựng Đảng phải nghiên cứu, quán triệt sâu sắc và xây dựng kế hoạch, chương trình công tác năm 2011 và trong cả nhiệm kỳ để tham mưu giúp cấp ủy thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực tổ chức xây dựng Đảng được nêu trong Cương lĩnh, Điều lệ, Báo cáo chính trị và Nghị quyết Đại hội XI; cần nghiên cứu, tham mưu cho cấp ủy tiếp tục đổi mới, kiện toàn tổ chức, bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị; xác định rõ mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan, tránh trùng lặp, chồng chéo…

Trong công tác cán bộ, đồng chí Trương Tấn Sang nhấn mạnh: Cần tham mưu cho cấp ủy đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ công tác cán bộ; đổi mới tư duy, cách làm, thật sự phát huy dân chủ, khách quan, công tâm. Xây dựng và thực hiện nghiêm các cơ chế, chính sách, quy định về phát hiện, đánh giá, tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, thật sự trọng dụng những người có đức, có tài, có uy tín và tín nhiệm cao với nhân dân. Đánh giá và sử dụng đúng cán bộ phải trên cơ sở tiêu chuẩn của từng chức danh, lấy hiệu quả công tác và sự tín nhiệm của nhân dân, của đơn vị làm thước đo chủ yếu. Không bổ nhiệm cán bộ không đủ đức, đủ tài, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, cơ hội chủ nghĩa, có nhiều dư luận xấu trong nhân dân. Xây dựng quy định, quy trình cho thôi chức, miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý; có cơ chế hữu hiệu để kịp thời thay thế những cán bộ yếu kém về phẩm chất, năng lực, bị nhân dân chê trách, không hoàn thành nhiệm vụ, uy tín giảm sút. Tăng cường công tác quản lý, giáo dục cán bộ, luân chuyển cán bộ theo quy hoạch.

Hội nghị tiếp tục làm việc đến ngày 24-3.

T. X

(Theo website Trương Tấn Sang)

Trương Tấn Sang-Thường trực Ban Bí thư: Xử lý nghiêm những trường hợp “chạy”


Ngày 23-3, tại TPHCM đã diễn ra Hội nghị cán bộ toàn quốc về công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2011. Tham dự có đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư.

Hội nghị cán bộ toàn quốc về công tác xây dựng Đảng

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm năm 2011 của ngành tổ chức xây dựng Đảng các cấp là tham mưu để tổ chức tốt bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp, bầu các chức danh lãnh đạo của Nhà nước, Quốc hội, phê chuẩn các thành viên Chính phủ, bầu các chức danh HĐND, UBND các cấp; đồng thời đề xuất giải pháp xây dựng bộ máy theo hướng quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, tránh trùng lắp, chồng chéo, bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của thời kỳ mới.

Đánh giá một số hạn chế, yếu kém năm 2010, đồng chí Trương Tấn Sang lưu ý, công tác tổ chức Đảng trong các tập đoàn, tổng công ty nhà nước vẫn còn có điểm chưa phù hợp với chức năng, nhiệm vụ; tổ chức cơ sở Đảng trong khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước trống vắng và yếu kém kéo dài chưa có giải pháp khắc phục. Việc đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở Đảng và cán bộ, đảng viên hàng năm vẫn còn hình thức, chưa phản ánh đúng thực chất; còn e dè, không mạnh dạn chất vấn lãnh đạo các cấp. Có nhiều yếu kém được phát hiện từ nhiều nhiệm kỳ trước nhưng chưa được khắc phục, thậm chí có mặt còn nghiêm trọng, phức tạp hơn.

Nói về nhiệm vụ năm 2011 và những năm tiếp theo, đồng chí Trương Tấn Sang cho rằng, Ban Tổ chức Trung ương, các cơ quan và đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tổ chức xây dựng Đảng trong cả nước phải có quyết tâm cao, giữ vững nguyên tắc, tiếp tục đổi mới phong cách, lề lối, phương pháp làm việc, năng động, sáng tạo và thường xuyên nâng cao trình độ về mọi mặt, sâu sát thực tiễn, tham mưu đắc lực cho Trung ương và cấp ủy, tổ chức Đảng các cấp, tạo chuyển biến cơ bản, vững chắc trong công tác tổ chức xây dựng Đảng.

Nhấn mạnh các giải pháp thực hiện năm 2011, đồng chí Trương Tấn Sang yêu cầu việc đánh giá và sử dụng đúng cán bộ phải trên cơ sở tiêu chuẩn của từng chức danh, lấy hiệu quả công tác và sự tín nhiệm của nhân dân, của đơn vị làm thước đo chủ yếu. Xây dựng quy định, quy trình cho thôi chức, miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý; có cơ chế hữu hiệu để kịp thay thế những cán bộ yếu kém về phẩm chất, bị nhân dân chê trách, không hoàn thành nhiệm vụ, uy tín giảm sút. Có cơ chế phát hiện, xử lý nghiêm và kịp thời những trường hợp “chạy chức, chạy quyền, chạy tuổi, chạy bằng cấp, chạy huân chương”.

Hôm nay 24-3, hội nghị tiếp tục làm việc.

Tuấn Sơn


(Theo website Trương Tấn Sang)

Đ/c Trương Tấn Sang: Công tác cán bộ cần đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ, dân chủ


Ngày 23/3, tại TP.Hồ Chí Minh, Ban Tổ chức Trung ương đã tổ chức Hội nghị cán bộ toàn quốc về công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2010, triển khai nhiệm vụ 2011. Dự Hội nghị có các đồng chí: Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.Hồ Chí Minh và hơn 500 đại biểu đại diện các Bộ, ban, ngành Trung ương và các tỉnh, thành ủy trong cả nước…

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, đồng chí Trương Tấn Sang nhấn mạnh: Năm vừa qua, các cơ quan làm công tác tổ chức xây dựng Đảng đã nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn, thực hiện và hoàn thành một khối lượng lớn công việc: Đã tham mưu giúp BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy đảng các cấp chuẩn bị và chỉ đạo thực hiện tốt các công việc liên quan đến lĩnh vực tổ chức, nhân sự, góp phần quan trọng vào thành công tốt đẹp của Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội XI của Đảng. Các lĩnh vực công tác tham mưu sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy; bổ sung, hoàn thiện chức năng nhiệm vụ, quy chế làm việc của các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức trong hệ thống chính trị; công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp, bổ nhiệm, thực hiện chính sách cán bộ; củng cố tổ chức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, chất lượng đội ngũ cán bộ đảng viên và công tác bảo vệ chính trị nội bộ tiếp tục được triển khai thực hiện tích cực, đạt một số kết quả tốt.

Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng chí Trương Tấn Sangđánh giá cao và biểu dương những kết quả mà Ban Tổ chức Trung ương, các cơ quan và đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức xây dựng Đảng trong cả nước đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, đồng chí cũng chỉ ra những hạn chế, yếu kém trong công tác này như: tổ chức của một số cơ quan Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị-xã hội chưa thực sự tinh gọn, hiệu quả; chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ chưa thật rõ ràng. Việc đổi mới một số mặt của công tác cán bộ còn chậm, thiếu tầm nhìn xa; thiếu cơ chế, chính sách cụ thể để thực sự phát huy dân chủ trong công tác cán bộ, phát hiện và sử dụng người có đức, có tài…

Đồng chí Trương Tấn Sang nêu lên một số vấn đề cần thống nhất nhận thức và tập trung thực hiện tốt trong thời gian tới, trong đó nhấn mạnh đến việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, các cơ quan và cán bộ làm công tác tổ chức xây dựng Đảng phải nghiên cứu, quán triệt sâu sắc và xây dựng kế hoạch, chương trình công tác năm 2011 và trong cả nhiệm kỳ để tham mưu giúp cấp ủy thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực tổ chức xây dựng Đảng được nêu trong Cương lĩnh, Điều lệ, Báo cáo chính trị và Nghị quyết Đại hội XI. Cần nghiên cứu, tham mưu cho cấp ủy tiếp tục đổi mới, kiện toàn tổ chức, bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị; xác định rõ mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan, tránh trùng lặp, chồng chéo…

Trong công tác cán bộ, đồng chí Trương Tấn Sang nhấn mạnh: Cần tham mưu cho cấp ủy đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ công tác cán bộ; đổi mới tư duy, cách làm, thật sự phát huy dân chủ, khách quan, công tâm. Xây dựng và thực hiện nghiêm các cơ chế, chính sách, quy định về phát hiện, đánh giá, tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, thật sự trọng dụng những người có đức, có tài, có uy tín và tín nhiệm cao với nhân dân. Đánh giá và sử dụng đúng cán bộ phải trên cơ sở tiêu chuẩn của từng chức danh, lấy hiệu quả công tác và sự tín nhiệm của nhân dân, của đơn vị làm thước đo chủ yếu. Không bổ nhiệm cán bộ không đủ đức, đủ tài, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, cơ hội chủ nghĩa, có nhiều dư luận xấu trong nhân dân. Xây dựng quy định, quy trình cho thôi chức, miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý; có cơ chế hữu hiệu để kịp thời thay thế những cán bộ yếu kém về phẩm chất, năng lực, bị nhân dân chê trách, không hoàn thành nhiệm vụ, uy tín giảm sút. Có cơ chế phát hiện, xử lý nghiêm và kịp thời những trường hợp chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy tuổi, chạy bằng cấp, chạy huân chương. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, đội ngũ chuyên gia đầu ngành, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số. Tăng cường công tác quản lý, giáo dục cán bộ, luân chuyển cán bộ theo quy hoạch. Nghiên cứu ban hành, thực hiện các chính sách đãi ngộ hợp lý, thỏa đáng với những cán bộ tài năng, gắn bó với công việc, có nhiều đóng góp, cống hiến. Xây dựng được đội ngũ cán bộ có chất lượng cao, số lượng và cơ cấu hợp lý, bảo đảm tính liên tục, kế thừa và phát triển, đáp ứng yêu của của Đảng, của đất nước trong giai đoạn mới…

Các đại biểu tham dự Hội nghị đã nghe lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương trình bày các báo cáo về công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2010, triển khai những nhiệm vụ trọng tâm về tổ chức xây dựng Đảng năm 2011 và Báo cáo đề dẫn về dự thảo Quy định của Bộ Chính trị thi hành Điều lệ Đảng, dự thảo Hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương về một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng.

Các tham luận tại Hội nghị tập trung nêu rõ các nguyên nhân cơ bản của những mặt được, những hạn chế trong công tác xây dựng Đảng, đề xuất chủ trương, giải pháp cụ thể, nhất là giải pháp có tính đột phá về các lĩnh vực: tổ chức, cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng…

Hà Huy Hiệp


(Theo website Trương Tấn Sang)

Đồng chí Trương Tấn Sang: Xử lý nghiêm những trường hợp “chạy”


Ngày 23-3, tại TPHCM đã diễn ra Hội nghị cán bộ toàn quốc về công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2011. Tham dự có đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm năm 2011 của ngành tổ chức xây dựng Đảng các cấp là tham mưu để tổ chức tốt bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp, bầu các chức danh lãnh đạo của Nhà nước, Quốc hội, phê chuẩn các thành viên Chính phủ, bầu các chức danh HĐND, UBND các cấp; đồng thời đề xuất giải pháp xây dựng bộ máy theo hướng quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, tránh trùng lắp, chồng chéo, bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của thời kỳ mới.

Đồng chí Nguyễn Đức Hạt, Phó trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương báo cáo tổng kết công tác năm 2010 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2011.

 

Đánh giá một số hạn chế, yếu kém năm 2010, đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang lưu ý, công tác tổ chức Đảng trong các tập đoàn, tổng công ty nhà nước vẫn còn có điểm chưa phù hợp với chức năng, nhiệm vụ; tổ chức cơ sở Đảng trong khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước trống vắng và yếu kém kéo dài chưa có giải pháp khắc phục. Việc đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở Đảng và cán bộ, đảng viên hàng năm vẫn còn hình thức, chưa phản ánh đúng thực chất; còn e dè, không mạnh dạn chất vấn lãnh đạo các cấp. Có nhiều yếu kém được phát hiện từ nhiều nhiệm kỳ trước nhưng chưa được khắc phục, thậm chí có mặt còn nghiêm trọng, phức tạp hơn.

Nói về nhiệm vụ năm 2011 và những năm tiếp theo, đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang cho rằng, Ban Tổ chức Trung ương, các cơ quan và đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tổ chức xây dựng Đảng trong cả nước phải có quyết tâm cao, giữ vững nguyên tắc, tiếp tục đổi mới phong cách, lề lối, phương pháp làm việc, năng động, sáng tạo và thường xuyên nâng cao trình độ về mọi mặt, sâu sát thực tiễn, tham mưu đắc lực cho Trung ương và cấp ủy, tổ chức Đảng các cấp, tạo chuyển biến cơ bản, vững chắc trong công tác tổ chức xây dựng Đảng.

Nhấn mạnh các giải pháp thực hiện năm 2011, đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang yêu cầu việc đánh giá và sử dụng đúng cán bộ phải trên cơ sở tiêu chuẩn của từng chức danh, lấy hiệu quả công tác và sự tín nhiệm của nhân dân, của đơn vị làm thước đo chủ yếu. Xây dựng quy định, quy trình cho thôi chức, miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý; có cơ chế hữu hiệu để kịp thay thế những cán bộ yếu kém về phẩm chất, bị nhân dân chê trách, không hoàn thành nhiệm vụ, uy tín giảm sút. Có cơ chế phát hiện, xử lý nghiêm và kịp thời những trường hợp “chạy chức, chạy quyền, chạy tuổi, chạy bằng cấp, chạy huân chương”.

Hôm nay 24-3, hội nghị tiếp tục làm việc.

Tuấn Sơn


(Theo website Trương Tấn Sang)

Đồng chí Trương Tấn Sang chúc Tết VTV


Sáng nay, Đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đến thăm và chúc Tết Đài Truyền hình Việt Nam.

Thay mặt các đồng chí Lãnh đạo Đảng và Nhà Nước, đồng chí Trương Tấn Sang ghi nhận và chúc mừng những kết quả mà Đài Truyền hình Việt Nam đã đạt được trong suốt 40 năm qua, đặc biệt là trong năm 2010.

Năm qua là năm đất nước có nhiều sự kiện trọng đại, Truyền hình Việt Nam đã luôn giữ vững và khẳng định vai trò chủ đạo của mình trong việc tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời hoàn thành tốt vai trò xã hội của mình. Nhờ đó mà những thông tin chính thống, nhanh nhạy, kịp thời của đất nước đến được khắp mọi miền Tổ quốc và cả kiều bào nước ngoài.

Với những nỗ lực trong suốt chặng đường thành lập đến nay, Truyền hình Việt Nam đã khẳng định vai trò chủ đạo của một Đài Truyền hình Quốc gia, đồng thời luôn đi đầu trong áp dụng công nghệ sản xuất truyền hình hiện đại. Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn ghi nhận điều đó.

Đồng chí Trương Tấn Sang nhấn mạnh, năm 2011 là năm đầu tiên triển khai Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và  nhiệm kỳ Đại hội XI có nhiệm vụ hết sức quan trọng, đó là 5 năm tạo nền tảng để đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp. Do vậy, Truyền hình Việt Nam sẽ phát huy những kết quả đạt được để góp phần cùng cả nước hoàn thành mục tiêu này.

Nhân dịp năm mới, đồng chí Trương Tấn Sang chúc tập thể cán bộ, biên tập viên, phóng viên, kỹ thuật viên của Đài sức khỏe và hoàn thành tốt công việc của mình, phấn đấu hơn nữa để khẳng định là Đài Truyền hình chủ đạo của đất nước.

Một số hình ảnh đồng chí Trương Tấn Sang thăm Đài THVN

 

Đồng chí Trương Tấn Sang trao quà lưu niệm cho Tổng giám đốc Đài THVN

Tổng giám đốc Đài THVN Vũ Văn Hiến tặng quà lưu niệm đồng chí Trương Tấn Sang

Đồng chí Trương Tấn Sang thăm Ban truyền hình tiếng dân tộc

Đồng chí Trương Tấn Sang đi thăm trụ sở mới của Đài THVN

 

Đồng chí Trương Tấn Sang và lãnh đạo Đài THVN trò chuyện cùng kỹ sư trưởng công trình

Chụp ảnh lưu niệm cùng lãnh đạo Đài THVN và các kỹ sư, công nhân xây dựng công trình



 

 


(Theo website Trương Tấn Sang)

Đồng chí Trương Tấn Sang: Khai thác lợi thế đưa Quảng Trị phát triển nhanh và bền vững



Đồng chí Trương Tấn Sang làm việc với

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị. (Ảnh: TTXVN)
.

Ngày 18/3, đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng đã đến thăm và làm việc với tỉnh Quảng Trị.

Làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Quảng Trị, đồng chí Trương Tấn Sang nêu rõ, thành công của Đại hội Đảng bộ các cấp ở tỉnh Quảng Trị là tiền đề quan trọng cho thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Ðảng và Đại hội lần thứ XV của Đảng bộ tỉnh. Do vậy, Tỉnh ủy Quảng Trị cần quan tâm tới chương trình, kế hoạch trong 5 năm tới nhằm khai thác tối đa tiềm năng thế mạnh, đưa tỉnh nhà phát triển nhanh và bền vững. Đồng chí Trương Tấn Sang gợi ý, Quảng Trị cần tăng nhanh tỷ trọng phát triển công nghiệp gắn với giải quyết việc làm, tháo gỡ vướng mắc khó khăn cho các doanh nghiệp trong khu Kinh tế Thương mại đặc biệt Lao Bảo, đồng thời phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp gắn với công nghiệp chế biến.

Về xây dựng nông thôn mới, đồng chí Trương Tấn Sang đề nghị tỉnh Quảng Trị cần quan tâm thực hiện các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, quán triệt tinh thần nhà nước và nhân dân cùng làm, trong đó chú trọng đến các xã điểm để rút kinh nghiệm và nhân rộng ra các địa phương khác. “Tỉnh ủy Quảng Trị cần quan tâm về công tác tổ chức, quy hoạch, luân chuyển cán bộ và rà soát lại các chính sách không phù hợp” – đồng chí Trương Tấn Sang chỉ đạo.

Năm 2011, tỉnh Quảng Trị đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 11-12%, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt từ 5.600-5.700 tỷ đồng, tổng thu ngân sách trên địa bàn 1.000 tỷ đồng, nâng thu nhập bình quân đầu người khoảng 19-20 triệu đồng,… Tỉnh ủy Quảng Trị cũng đề ra một số chỉ tiêu về xây dựng Đảng của năm 2011 là 75% tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ đạt trong sạch vững mạnh; kết nạp trên 1.300 đảng viên mới, trong đó chú trọng phát triển đảng viên mới ở các thôn, bản, khu phố chưa có tổ chức đảng để nâng dần tỷ lệ thôn, bản, khu phố có tổ chức đảng.

Nhân dịp làm việc tại tỉnh Quảng Trị, đồng chí Trương Tấn Sang đã đến thăm xã Vĩnh Hiền, huyện Vĩnh Linh – điểm xây dựng nông thôn mới, thăm khu di tích Đôi bờ Hiền Lương và dâng hương viếng các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Quốc gia Đường 9.

(Theo TTXVN)

(Theo website Trương Tấn Sang)

Lấy sự giàu có của dân làm mục tiêu phấn đấu


(SGGP). – Ngày 6-3, đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư cùng đoàn công tác của Ban Chỉ đạo chương trình thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới Trung ương đã có chuyến thăm và làm việc tại xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi TPHCM – một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tham dự đoàn có đồng chí Nguyễn Văn Đua, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy.

Báo cáo của UBND xã Tân Thông Hội cho biết, sau 2 năm triển khai thực hiện thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới, đến nay đã có 15/19 tiêu chí được hoàn thành. Trong đó, các tiêu chí về quy hoạch, giao thông, thủy lợi, điện, nhà ở, xóa hộ nghèo… đều cơ bản đạt và vượt so với yêu cầu. Hiện xã còn 4 tiêu chí (trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ, thu nhập đầu người) chưa hoàn thành nhưng đến cuối năm 2011 chắc chắn sẽ hoàn thành 3 tiêu chí.

Đồng chí Trương Tấn Sang nhận định, kết quả trên thể hiện sự cố gắng rất lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Tân Thông Hội. Trong 11 xã thực hiện thí điểm của cả nước, đến thời điểm này Tân Thông Hội được đánh giá là dẫn đầu. Thực tế xây dựng thí điểm nông thôn mới ở TPHCM cho thấy, về phía cấp ủy và chính quyền các cấp thể hiện quyết tâm chính trị rất cao, thường xuyên chỉ đạo quyết liệt qua việc đầu tư có hiệu quả nhiều dự án, công trình phục vụ lợi ích dân sinh và phát triển kinh tế – xã hội. Về phía người dân, đa số đều đồng tình và tham gia tích cực trên tất cả các lĩnh vực. Nhiều hộ gia đình, nhiều cụm dân cư đã biết vận dụng điều kiện thực tế tại địa phương mình để phát triển các mô hình sản xuất theo hướng hàng hóa. Từ đó, đời sống của đại bộ phận dân cư được nâng lên, bộ mặt nông thôn mới từng bước hình thành.

Tuy nhiên, đồng chí Trương Tấn Sang cho rằng, muốn xây dựng nông thôn mới, ngoài 19 tiêu chí đưa ra cần phải tính đến việc sau giai đoạn đã trở thành xã nông thôn mới phải là đời sống của người nông dân giàu có. Phải lấy tiêu chí này làm mục tiêu phấn đấu để từ đó nhân rộng ra các xã trong toàn quốc và tiến tới đưa nông dân và nông thôn Việt Nam tiến lên giàu đẹp, hiện đại, văn minh vào năm 2020. Đây là yêu cầu và mục tiêu mà cả hệ thống chính trị cần vào cuộc quyết liệt hơn để từng bước kéo giảm khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị, giữa các khu vực dân cư của từng vùng, từng địa phương trong cả nước.

Trước khi làm việc với UBND xã Tân Thông Hội, đồng chí Trương Tấn Sang cùng đoàn đã đi thăm và khảo sát thực tế tại một số hộ nông dân của xã.

HOÀI NAM


(Theo website Trương Tấn Sang)

Trương Tấn Sang-Thường trực Ban Bí thư làm việc với VUSTA


Đ/c Trương Tấn Sang làm việc với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Ngày 9-3, đồng chí Trương Tấn Sang – Ủy viên BCT, Thường trực Ban Bí thư đã làm việc với Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA).

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Trương Tấn Sang nhấn mạnh, việc ban hành Chỉ thị 42-CT/TƯ của Bộ Chính trị (về việc tiếp tục đổi mới, nâng cao hoạt động của VUSTA trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH) đã tạo cơ sở, định hướng cho hoạt động của VUSTA nhưng việc thực hiện nhiều chủ trương, quyết sách của Đảng, Nhà nước thời gian qua còn chậm. Để triển khai Chỉ thị 42-CT/TƯ , Đảng đoàn VUSTA phải chủ động tổ chức các buổi làm việc, đề xuất, kiến nghị với các cơ quan liên quan. VUSTA phải thực hiện chức năng tập hợp đội ngũ trí thức KHCN đóng góp vào sự nghiệp CNH, HĐH của đất nước trong thời kỳ mới.

Tại buổi làm việc, nhiều nhà khoa học kiến nghị Đảng, Nhà nước cần đầu tư, mở rộng hơn nữa hoạt động của trí thức, khoa học Việt Nam ở nước ngoài, nhất là việc hợp tác, bán các sản phẩm công nghệ có tính riêng biệt của Việt Nam; đồng thời cần tiếp tục lắng nghe đóng góp của giới trí thức, nhất là các hoạt động phản biện đối với các chính sách, tình hình kinh tế – xã hội của đất nước…

Báo cáo của VUSTA tại buổi làm việc cũng cho thấy, đến nay chưa có nhiều chuyển biến trong việc phối hợp với các cơ quan chức năng trong tháo gỡ vướng mắc tồn tại từ trước đến nay về tổ chức, bộ máy, về thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao. Bên cạnh đó, nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền chưa thống nhất về vấn đề này, làm cho Chỉ thị 42-CT-TƯ chưa thực sự đi vào cuộc sống…

Văn Giang

(Theo website Trương Tấn Sang)