Đồng chí Trương Tấn Sang: Quán triệt chủ trương, chính sách về tôn giáo


Ngày 25/5, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Tây Bắc tổ chức Hội nghị Công tác tôn giáo vùng Tây Bắc. Các đồng chí: Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Trương Vĩnh Trọng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc dự và chỉ đạo Hội nghị.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, đồng chí Trương Tấn Sang khẳng định: Vùng Tây Bắc là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng của nước ta với nhiều tiềm năng, lợi thế về nông, lâm nghiệp, khoáng sản, du lịch, kinh tế cửa khẩu. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành các chính sách phát triển kinh tế – xã hội đồng bộ, xây dựng hệ thống chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng vùng Tây Bắc theo tinh thần Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị, trong đó, công tác dân tộc và công tác tôn giáo được đặc biệt quan tâm. Việc triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, trọng tâm là nội dung Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX) đã thu được những kết quả nhất định. Nhận thức về công tác tôn giáo của cán bộ, đảng viên đã được nâng lên, hệ thống chính trị từng bước được củng cố, công tác tôn giáo đi vào nền nếp. Đồng bào có đạo phấn khởi, tin tưởng vào chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Các hoạt động tôn giáo cơ bản ổn định, không có điểm nóng về tôn giáo…

Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang phát biểu chỉ đạo Hội nghị công tác tôn giáo vùng Tây Bắc. (Ảnh:TTXVN)

Nhấn mạnh những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, đồng chí Trương Tấn Sang chỉ rõ: Các địa phương trong vùng tiếp tục quán triệt sâu sắc chủ trương, chính sách về tôn giáo của Đảng và Nhà nước cho các cấp ủy Đảng, chính quyền và cán bộ, đảng viên, trọng tâm là Kết luận số 57-KL/TW của Bộ Chính trị về công tác dân tộc và công tác tôn giáo, Kết luận số 58-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Thông báo 160 về chủ trương công tác đối với đạo Tin lành. Các địa phương cần tạo được sự đồng thuận, thống nhất về nhận thức đối với công tác tôn giáo trong tình hình mới, triển khai thực hiện chính sách tôn giáo theo quy định của pháp luật; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, đảm bảo cho các hoạt động tôn giáo diễn ra bình thường; đấu tranh làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân chủ, nhân quyền để chống phá Đảng và Nhà nước ta.

Đồng chí Trương Tấn Sang yêu cầu các Bộ, ngành Trung ương và địa phương trong vùng cần tăng cường phối hợp để thực hiện đồng bộ các giải pháp; tập trung đầu tư phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đối với vùng Tây Bắc; thực hiện tốt công tác định canh, định cư, đưa dân trở lại biên giới; giải quyết các hộ còn di cư ngoài kế hoạch, du canh du cư về sinh sống tại các điểm định canh, định cư theo quy hoạch, nhất là các đề án sắp xếp, ổn định dân cư, phát triển sản xuất. Các địa phương tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở thiết yếu như: đường giao thông, điện, thủy lợi nhỏ, nước sinh hoạt, nhà văn hóa sinh hoạt cộng đồng, lớp học, nhà mẫu giáo, trụ sở xã; triển khai tốt các chính sách xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội… Đồng chí nêu rõ cần x ây dựng, củng cố hệ thống chính trị từ tỉnh đến thôn, bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị ở từng địa phương, địa bàn; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, có chính sách thu hút, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ, trí thức trẻ là con em đồng bào các dân tộc thiểu số về công tác, làm việc tại các địa phương, cơ sở vùng Tây Bắc; chú trọng đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác tôn giáo các cấp, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trong tình hình hiện nay; đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên là người có đạo.

Nêu rõ tầm quan trọng của vùng Tây Bắc, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng cũng đề nghị các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương trong vùng Tây Bắc tiếp tục phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế – xã hội của ngành, địa phương trong năm 2011 và những năm tiếp theo như định hướng của Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã đề ra, đảm bảo quốc phòng, an ninh, phấn đấu đưa vùng Tây Bắc trở thành vùng phát triển toàn diện, bền vững.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Tây Bắc, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách mới về công tác tôn giáo. Việc triển khai những chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước đã được các cấp ủy, chính quyền các địa phương trong vùng quan tâm xây dựng thành chương trình hành động, kế hoạch công tác, tiến hành quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc và đã đạt được những kết quả nhất định. Ngoài ra, các địa phương thường xuyên thăm hỏi, động viên tổ chức, cá nhân, chức sắc, tín đồ các tôn giáo nhân ngày tết, ngày lễ trọng của các tôn giáo; biểu dương những tổ chức, cá nhân điển hình trong các phong trào thi đua lao động sản xuất, làm kinh tế giỏi của các địa phương, cơ sở, tạo sự gắn bó mật thiết giữa chính quyền và các tổ chức, chức sắc, chức việc tôn giáo nên tình hình tôn giáo trên địa bàn cơ bản ổn định.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã tham luận các vấn đề liên quan đến tôn giáo, việc tổ chức nghiên cứu, triển khai các chính sách tôn giáo, đảm bảo cho đồng bào có đạo vùng dân tộc miền núi có đời sống ổn định./.

TTXVN

Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang phát biểu
chỉ đạo Hội nghị công tác tôn giáo vùng Tây Bắc.
(Ảnh:TTXVN)



(Theo www.truongtansang.com)

Đồng chí Trương Tấn Sang: Quán triệt chủ trương, chính sách về tôn giáo


Ngày 25/5, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Tây Bắc tổ chức Hội nghị Công tác tôn giáo vùng Tây Bắc. Các đồng chí: Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Trương Vĩnh Trọng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc dự và chỉ đạo Hội nghị.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, đồng chí Trương Tấn Sang khẳng định: Vùng Tây Bắc là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng của nước ta với nhiều tiềm năng, lợi thế về nông, lâm nghiệp, khoáng sản, du lịch, kinh tế cửa khẩu. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành các chính sách phát triển kinh tế – xã hội đồng bộ, xây dựng hệ thống chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng vùng Tây Bắc theo tinh thần Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị, trong đó, công tác dân tộc và công tác tôn giáo được đặc biệt quan tâm. Việc triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, trọng tâm là nội dung Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX) đã thu được những kết quả nhất định. Nhận thức về công tác tôn giáo của cán bộ, đảng viên đã được nâng lên, hệ thống chính trị từng bước được củng cố, công tác tôn giáo đi vào nền nếp. Đồng bào có đạo phấn khởi, tin tưởng vào chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Các hoạt động tôn giáo cơ bản ổn định, không có điểm nóng về tôn giáo…

Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang phát biểu chỉ đạo Hội nghị công tác tôn giáo vùng Tây Bắc. (Ảnh:TTXVN)

Nhấn mạnh những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, đồng chí Trương Tấn Sang chỉ rõ: Các địa phương trong vùng tiếp tục quán triệt sâu sắc chủ trương, chính sách về tôn giáo của Đảng và Nhà nước cho các cấp ủy Đảng, chính quyền và cán bộ, đảng viên, trọng tâm là Kết luận số 57-KL/TW của Bộ Chính trị về công tác dân tộc và công tác tôn giáo, Kết luận số 58-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Thông báo 160 về chủ trương công tác đối với đạo Tin lành. Các địa phương cần tạo được sự đồng thuận, thống nhất về nhận thức đối với công tác tôn giáo trong tình hình mới, triển khai thực hiện chính sách tôn giáo theo quy định của pháp luật; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, đảm bảo cho các hoạt động tôn giáo diễn ra bình thường; đấu tranh làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân chủ, nhân quyền để chống phá Đảng và Nhà nước ta.

Đồng chí Trương Tấn Sang yêu cầu các Bộ, ngành Trung ương và địa phương trong vùng cần tăng cường phối hợp để thực hiện đồng bộ các giải pháp; tập trung đầu tư phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đối với vùng Tây Bắc; thực hiện tốt công tác định canh, định cư, đưa dân trở lại biên giới; giải quyết các hộ còn di cư ngoài kế hoạch, du canh du cư về sinh sống tại các điểm định canh, định cư theo quy hoạch, nhất là các đề án sắp xếp, ổn định dân cư, phát triển sản xuất. Các địa phương tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở thiết yếu như: đường giao thông, điện, thủy lợi nhỏ, nước sinh hoạt, nhà văn hóa sinh hoạt cộng đồng, lớp học, nhà mẫu giáo, trụ sở xã; triển khai tốt các chính sách xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội… Đồng chí nêu rõ cần x ây dựng, củng cố hệ thống chính trị từ tỉnh đến thôn, bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị ở từng địa phương, địa bàn; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, có chính sách thu hút, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ, trí thức trẻ là con em đồng bào các dân tộc thiểu số về công tác, làm việc tại các địa phương, cơ sở vùng Tây Bắc; chú trọng đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác tôn giáo các cấp, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trong tình hình hiện nay; đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên là người có đạo.

Nêu rõ tầm quan trọng của vùng Tây Bắc, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng cũng đề nghị các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương trong vùng Tây Bắc tiếp tục phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế – xã hội của ngành, địa phương trong năm 2011 và những năm tiếp theo như định hướng của Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã đề ra, đảm bảo quốc phòng, an ninh, phấn đấu đưa vùng Tây Bắc trở thành vùng phát triển toàn diện, bền vững.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Tây Bắc, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách mới về công tác tôn giáo. Việc triển khai những chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước đã được các cấp ủy, chính quyền các địa phương trong vùng quan tâm xây dựng thành chương trình hành động, kế hoạch công tác, tiến hành quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc và đã đạt được những kết quả nhất định. Ngoài ra, các địa phương thường xuyên thăm hỏi, động viên tổ chức, cá nhân, chức sắc, tín đồ các tôn giáo nhân ngày tết, ngày lễ trọng của các tôn giáo; biểu dương những tổ chức, cá nhân điển hình trong các phong trào thi đua lao động sản xuất, làm kinh tế giỏi của các địa phương, cơ sở, tạo sự gắn bó mật thiết giữa chính quyền và các tổ chức, chức sắc, chức việc tôn giáo nên tình hình tôn giáo trên địa bàn cơ bản ổn định.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã tham luận các vấn đề liên quan đến tôn giáo, việc tổ chức nghiên cứu, triển khai các chính sách tôn giáo, đảm bảo cho đồng bào có đạo vùng dân tộc miền núi có đời sống ổn định./.

TTXVN

Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang phát biểu
chỉ đạo Hội nghị công tác tôn giáo vùng Tây Bắc.
(Ảnh:TTXVN)



(Theo website Trương Tấn Sang)

Thường trực Ban Bí Trương Tấn Sang thăm và làm việc tại Thái Nguyên


Một góc thành phố Thái Nguyên

Trong 2 ngày 22 và 23/5, đồng chí Trương Tấn Sang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã đến thăm và làm việc tại tỉnh Thái Nguyên. Tại buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Thái Nguyên, sau khi nghe báo cáo sơ bộ về tình hình thực hiện Nghị quyết 37- NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng vùng trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2010, đồng chí Trương Tấn Sang đánh giá cao sự cố gắng nỗ lực của Đảng bộ tỉnh trên các lĩnh vực phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng.

Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang cho rằng, với những kết quả khả quan mà tỉnh đã đạt được trong phát triển kinh tế – xã hội thời gian qua sẽ mở ra triển vọng để Thái Nguyên phát triển nhanh hơn. Trong thời gian tới, Trung ương Đảng sẽ tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm về việc thực hiện Nghị quyết 37- NQ/TW ở các địa phương, từ đó tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết, góp phần phát triển kinh tế – xã hội toàn diện các tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ, trong đó có Thái Nguyên.

Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang nhấn mạnh, Thái Nguyên là tỉnh có vị trí quan trọng, trung tâm vùng, có nhiều tiềm năng về phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo, công nghiệp phụ trợ, chế biến khoáng sản, du lịch sinh thái, chế biến nông lâm sản… nên trong quá trình chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế – xã hội, tỉnh cần chú ý đến công tác quy hoạch, quan tâm đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh…

Theo báo cáo của Thường trực Tỉnh uỷ Thái Nguyên, qua gần 7 năm thực hiện Nghị quyết 37- NQ/TW, hầu hết các chỉ tiêu mà Nghị quyết đề ra  tỉnh Thái Nguyên đều đạt và vượt. Tiêu biểu là tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm của tỉnh đạt 11%; GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 17,5 triệu đồng/người/năm, tăng gấp 2,9 lần so với năm 2005…

Cao Phong


(Theo www.truongtansang.com)

Thường trực Ban Bí Trương Tấn Sang thăm và làm việc tại Thái Nguyên


Một góc thành phố Thái Nguyên

Trong 2 ngày 22 và 23/5, đồng chí Trương Tấn Sang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã đến thăm và làm việc tại tỉnh Thái Nguyên. Tại buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Thái Nguyên, sau khi nghe báo cáo sơ bộ về tình hình thực hiện Nghị quyết 37- NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng vùng trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2010, đồng chí Trương Tấn Sang đánh giá cao sự cố gắng nỗ lực của Đảng bộ tỉnh trên các lĩnh vực phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng.

Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang cho rằng, với những kết quả khả quan mà tỉnh đã đạt được trong phát triển kinh tế – xã hội thời gian qua sẽ mở ra triển vọng để Thái Nguyên phát triển nhanh hơn. Trong thời gian tới, Trung ương Đảng sẽ tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm về việc thực hiện Nghị quyết 37- NQ/TW ở các địa phương, từ đó tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết, góp phần phát triển kinh tế – xã hội toàn diện các tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ, trong đó có Thái Nguyên.

Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang nhấn mạnh, Thái Nguyên là tỉnh có vị trí quan trọng, trung tâm vùng, có nhiều tiềm năng về phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo, công nghiệp phụ trợ, chế biến khoáng sản, du lịch sinh thái, chế biến nông lâm sản… nên trong quá trình chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế – xã hội, tỉnh cần chú ý đến công tác quy hoạch, quan tâm đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh…

Theo báo cáo của Thường trực Tỉnh uỷ Thái Nguyên, qua gần 7 năm thực hiện Nghị quyết 37- NQ/TW, hầu hết các chỉ tiêu mà Nghị quyết đề ra  tỉnh Thái Nguyên đều đạt và vượt. Tiêu biểu là tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm của tỉnh đạt 11%; GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 17,5 triệu đồng/người/năm, tăng gấp 2,9 lần so với năm 2005…

Cao Phong


(Theo website Trương Tấn Sang)

Đồng chí Trương Tấn Sang: Phải nhìn ra khu vực và thế giới để phát triển Cảng Sài Gòn


Ngày 22-5, sau khi dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh TPHCM, đồng chí Trương Tấn Sang – Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có buổi làm việc với CBCNV Cảng Sài Gòn (CSG) để nghe báo cáo tiến độ di dời, giải quyết chế độ chính sách cho người lao động và những khó khăn vướng mắc (ảnh). Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM Nguyễn Thành Tài, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Trung Tín, Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam Dương Chí Dũng và lãnh đạo Đảng, chính quyền quận 4 cùng tham dự buổi làm việc.

Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Trương Tấn Sang

Theo ông Lê Công Minh, Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc CSG, tiến độ xây dựng CSG-Hiệp Phước giai đoạn 1 (công suất 8,5 triệu tấn/năm) phục vụ chủ trương di dời khu Cảng Nhà Rồng Khánh Hội đang được gấp rút triển khai, dự kiến đưa vào khai thác quý 4/2011, nhưng ở đây chưa có đường kết nối đến Cảng. CSG đang chờ UBND TPHCM công bố quy hoạch chi tiết 1/2000 khu vực trung tâm thành phố để làm cơ sở chuyển đổi công năng vị trí Cảng hiện hữu. Bên cạnh những khó khăn về tài chính, Cảng cũng gặp khó khăn trong việc giải quyết chế độ, chính sách cho người lao động không có điều kiện ra Cảng mới làm việc, vì những quy định hiện hành chưa đáp ứng được nguyện vọng của họ.

Báo cáo với đồng chí Trương Tấn Sang, lãnh đạo UBND TPHCM cho biết, thành phố đã có chủ trương giao cho CSG xây dựng con đường kết nối đến CSG-Hiệp Phước, còn việc quy hoạch chi tiết 1/2000 khu vực trung tâm thành phố đến tháng 6/2011 sẽ hoàn thành. Thời gian qua, TPHCM phải cân nhắc nhiều đến quy hoạch này bởi không những đây là khu vực trung tâm TP mà qua quy hoạch này TP còn muốn tạo ra một không gian xanh công cộng, thoáng mát cho người dân TP. Hiện, TPHCM chưa có khoảng 9.000 tỷ đồng để nạo vét luồng tàu biển Soài Rạp – điều kiện có tính chất quyết định đến việc phát triển của hệ thống cảng biển ở Hiệp Phước.

Đồng chí Trương Tấn Sang đã chỉ đạo việc xây dựng CSG mới sau khi di dời phải biết nhìn ra khu vực và thế giới để phát triển, trên cơ sở tiếp cận và nâng cao trình độ hiện đại hóa sản xuất, áp dụng giá dịch vụ cảng rẻ. UBND TPHCM nên nghiên cứu, đề xuất phương án khai thác quỹ đất để tạo vốn cho việc nạo vét luồng Soài Rạp. Đồng chí cũng nhất trí chủ trương phải chăm lo tốt đời sống người lao động và khẳng định sẽ có ý kiến với Chính phủ về xây dựng cơ chế hỗ trợ cho người lao động CSG bị mất việc khi Cảng di dời.

Tin: Công Toại, Ảnh: Bích Hồng

(Theo www.truongtansang.com)

Đồng chí Trương Tấn Sang tham gia thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân


Tại Thành phố Hồ Chí Minh, sáng 22/5, đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư là người bỏ lá phiếu đầu tiên tại khu vực bầu cử số 7, đơn vị bầu cử số 1, Thành phố Hồ Chí Minh (phường Tân Định, quận 1). Đồng chí Trương Tấn Sang khẳng định, ngày bầu cử 22/5 là sự kiện lịch sử đặc biệt quan trọng của đất nước, là ngày hội non sông, ngày hội toàn dân, diễn ra vào năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, với mong muốn của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân tiếp tục thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, sớm đưa đất nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.

Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân. – Ảnh: VNN

Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh Quốc hội với vị trí và vai trò hết sức quan trọng, là cơ quan quyền lực tối cao của đất nước, cũng như vai trò quan trọng của Hội đồng nhân dân các cấp. Đồng chí Trương Tấn Sang nhấn mạnh, mong muốn của nhân dân cả nước là kiện toàn cơ quan Nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân, các đại biểu được trúng cử hãy thực hiện đúng lời hứa của mình với cử tri, hoàn thành trách nhiệm với dân để góp phần giúp Quốc hội làm đúng trách nhiệm của mình.

Đồng chí Trương Tấn Sang đang bỏ phiếu bầu cử

Đồng chí Trương Tấn Sang chia sẻ niềm vui của mình: “Hôm nay là ngày hội lớn của toàn dân. Tôi chắc chắn rằng tất cả bà con cô bác cử tri nước ta ý thức đầy đủ vị trí vai trò hết sức quan trọng của mình và bà con cô bác cử tri của chúng ta sẽ lựa chọn những người xứng đáng nhất, đủ đức, đủ tài để đại diện cho nhân dân, đảm đương việc nước, tham gia xây dựng Quốc hội thực sự là cơ quan quyền lực cao nhất, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân cả nước, đáp ứng lòng trông chờ của nhân dân”. Đồng chí Trương Tấn Sang cũng đặc biệt gửi gắm niềm tin vào các ứng cử viên trẻ, các đại biểu trẻ khi được bầu, sẽ luôn phấn đấu làm tốt vai trò của mình, phát huy khả năng của tuổi trẻ đúng như những gì cử tri mong chờ, bởi tuổi trẻ là rường cột của đất nước. Đồng chí Trương Tấn Sang kỳ vọng Quốc hội sẽ thực hiện thật đầy đủ, thật xứng đáng các chức năng, nhiệm vụ của mình đã được Hiến pháp, pháp luật quy định. “Có được như vậy sẽ góp phần quan trọng đưa đất nước ta sớm hiện thực hóa mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Lòng dân cả nước đang trông chờ, từ người già đến người trẻ chắc chắn rất háo hức, rất mong đợi”- đồng chí Trương Tấn Sang nói.


(Theo www.truongtansang.com)

Đồng chí Trương Tấn Sang: Phải nhìn ra khu vực và thế giới để phát triển Cảng Sài Gòn


Ngày 22-5, sau khi dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh TPHCM, đồng chí Trương Tấn Sang – Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có buổi làm việc với CBCNV Cảng Sài Gòn (CSG) để nghe báo cáo tiến độ di dời, giải quyết chế độ chính sách cho người lao động và những khó khăn vướng mắc (ảnh). Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM Nguyễn Thành Tài, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Trung Tín, Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam Dương Chí Dũng và lãnh đạo Đảng, chính quyền quận 4 cùng tham dự buổi làm việc.

Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Trương Tấn Sang

Theo ông Lê Công Minh, Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc CSG, tiến độ xây dựng CSG-Hiệp Phước giai đoạn 1 (công suất 8,5 triệu tấn/năm) phục vụ chủ trương di dời khu Cảng Nhà Rồng Khánh Hội đang được gấp rút triển khai, dự kiến đưa vào khai thác quý 4/2011, nhưng ở đây chưa có đường kết nối đến Cảng. CSG đang chờ UBND TPHCM công bố quy hoạch chi tiết 1/2000 khu vực trung tâm thành phố để làm cơ sở chuyển đổi công năng vị trí Cảng hiện hữu. Bên cạnh những khó khăn về tài chính, Cảng cũng gặp khó khăn trong việc giải quyết chế độ, chính sách cho người lao động không có điều kiện ra Cảng mới làm việc, vì những quy định hiện hành chưa đáp ứng được nguyện vọng của họ.

Báo cáo với đồng chí Trương Tấn Sang, lãnh đạo UBND TPHCM cho biết, thành phố đã có chủ trương giao cho CSG xây dựng con đường kết nối đến CSG-Hiệp Phước, còn việc quy hoạch chi tiết 1/2000 khu vực trung tâm thành phố đến tháng 6/2011 sẽ hoàn thành. Thời gian qua, TPHCM phải cân nhắc nhiều đến quy hoạch này bởi không những đây là khu vực trung tâm TP mà qua quy hoạch này TP còn muốn tạo ra một không gian xanh công cộng, thoáng mát cho người dân TP. Hiện, TPHCM chưa có khoảng 9.000 tỷ đồng để nạo vét luồng tàu biển Soài Rạp – điều kiện có tính chất quyết định đến việc phát triển của hệ thống cảng biển ở Hiệp Phước.

Đồng chí Trương Tấn Sang đã chỉ đạo việc xây dựng CSG mới sau khi di dời phải biết nhìn ra khu vực và thế giới để phát triển, trên cơ sở tiếp cận và nâng cao trình độ hiện đại hóa sản xuất, áp dụng giá dịch vụ cảng rẻ. UBND TPHCM nên nghiên cứu, đề xuất phương án khai thác quỹ đất để tạo vốn cho việc nạo vét luồng Soài Rạp. Đồng chí cũng nhất trí chủ trương phải chăm lo tốt đời sống người lao động và khẳng định sẽ có ý kiến với Chính phủ về xây dựng cơ chế hỗ trợ cho người lao động CSG bị mất việc khi Cảng di dời.

Tin: Công Toại, Ảnh: Bích Hồng

(Theo website Trương Tấn Sang)

Đồng chí Trương Tấn Sang tham gia thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân


Tại Thành phố Hồ Chí Minh, sáng 22/5, đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư là người bỏ lá phiếu đầu tiên tại khu vực bầu cử số 7, đơn vị bầu cử số 1, Thành phố Hồ Chí Minh (phường Tân Định, quận 1). Đồng chí Trương Tấn Sang khẳng định, ngày bầu cử 22/5 là sự kiện lịch sử đặc biệt quan trọng của đất nước, là ngày hội non sông, ngày hội toàn dân, diễn ra vào năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, với mong muốn của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân tiếp tục thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, sớm đưa đất nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.

Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân. – Ảnh: VNN

Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh Quốc hội với vị trí và vai trò hết sức quan trọng, là cơ quan quyền lực tối cao của đất nước, cũng như vai trò quan trọng của Hội đồng nhân dân các cấp. Đồng chí Trương Tấn Sang nhấn mạnh, mong muốn của nhân dân cả nước là kiện toàn cơ quan Nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân, các đại biểu được trúng cử hãy thực hiện đúng lời hứa của mình với cử tri, hoàn thành trách nhiệm với dân để góp phần giúp Quốc hội làm đúng trách nhiệm của mình.

Đồng chí Trương Tấn Sang đang bỏ phiếu bầu cử

Đồng chí Trương Tấn Sang chia sẻ niềm vui của mình: “Hôm nay là ngày hội lớn của toàn dân. Tôi chắc chắn rằng tất cả bà con cô bác cử tri nước ta ý thức đầy đủ vị trí vai trò hết sức quan trọng của mình và bà con cô bác cử tri của chúng ta sẽ lựa chọn những người xứng đáng nhất, đủ đức, đủ tài để đại diện cho nhân dân, đảm đương việc nước, tham gia xây dựng Quốc hội thực sự là cơ quan quyền lực cao nhất, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân cả nước, đáp ứng lòng trông chờ của nhân dân”. Đồng chí Trương Tấn Sang cũng đặc biệt gửi gắm niềm tin vào các ứng cử viên trẻ, các đại biểu trẻ khi được bầu, sẽ luôn phấn đấu làm tốt vai trò của mình, phát huy khả năng của tuổi trẻ đúng như những gì cử tri mong chờ, bởi tuổi trẻ là rường cột của đất nước. Đồng chí Trương Tấn Sang kỳ vọng Quốc hội sẽ thực hiện thật đầy đủ, thật xứng đáng các chức năng, nhiệm vụ của mình đã được Hiến pháp, pháp luật quy định. “Có được như vậy sẽ góp phần quan trọng đưa đất nước ta sớm hiện thực hóa mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Lòng dân cả nước đang trông chờ, từ người già đến người trẻ chắc chắn rất háo hức, rất mong đợi”- đồng chí Trương Tấn Sang nói.


(Theo website Trương Tấn Sang)

Đồng chí Trương Tấn Sang tham dự khánh thành Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Pác Bó


Trong không khí cả nước tưng bừng kỷ niệm 121 năm Ngày sinh Bác Hồ, ngày 19/5, tỉnh Cao Bằng đã tổ chức trọng thể lễ khánh thành Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích lịch sử Pác Bó.
Dự lễ khánh thành có Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng; Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân, đại diện các Bộ, ngành, các địa phương và sự tham gia của đông đảo cán bộ, nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng.

Đồng bào các dân tộc tỉnh Cao Bằng và du khách tới thăm Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay trong buổi khánh thành.
Công trình Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh là hạng mục quan trọng nhất trong Đề án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Pác Bó tại xã Trường Hà, huyện Hà Quảng. Công trình còn thêm phần ý  nghĩa khi được đặt tại Km số 0 của đường Hồ Chí Minh lịch sử.
Công trình lấy ý tưởng từ sự cách điệu của ngôi nhà sàn duyên dáng của miền núi Cao Bằng, có quy mô vừa phải, không lấn át cảnh quan vừa tôn nghiêm, thiêng liêng mà vẫn gần gũi với con người, là sự kết hợp giữa kiến trúc hiện đại, đồng thời kế thừa, chọn lọc các giá trị thẩm mỹ dân tộc, đặc điểm kiến trúc truyền thống của địa phương.

Đồng chí Trương Tấn Sang và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại lễ khánh thành Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Kiến trúc công trình được chọn lọc trong 24 phương án thiết kế đạt các tiêu chí về ý tưởng mới, tính sáng tạo, bền vững, giản dị, gần gũi với nét kiến trúc truyền thống tại địa phương, hài hòa với cảnh quan xung quanh.
Nhà tưởng niệm Bác Hồ tại Pác Bó hoàn thành đúng dịp kỷ niệm 121 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 100 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, 70 năm Bác Hồ từ nước ngoài trở về lãnh đạo cách mạng Việt Nam và 21 năm UNESCO công nhận Chủ tịch Hồ Chí Minh là Danh nhân Văn hóa Thế giới là sự kiện chính trị có ý nghĩa to lớn với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng trong ngày lễ lớn của dân tộc.
Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đồng chí Trương Tấn Sang nêu rõ, đây là công trình có ý nghĩa tinh thần rất quan trọng không chỉ với đồng bào các dân tộc Cao Bằng mà còn là niềm vui chung của đồng bào cả nước trong dịp kỷ niệm sinh nhật Bác. Công trình được khánh thành và đưa vào sử dụng có ý nghĩa giáo dục về tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như truyền thống cách mạng cho nhiều thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Các đồng chí lãnh đạo trồng cây tại Khu di tích lịch sử Pác Bó.
Đồng chí Trương Tấn Sang mong muốn với ý nghĩa đặc biệt của công trình, tỉnh Cao Bằng sẽ tiếp tục giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng của Đảng lịch sử vẻ vang của dân tộc cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, qua đó, phát huy niềm tự hào của quê hương cách mạng Cao Bằng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tới thăm hang Cốc Bó, suối Lênin, núi Các Mác nơi 70 năm trước (1941) đã đón lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tới thăm hang Cốc Bó, suối Lênin, núi Các Mác nơi 70 năm trước (1941) đã đón lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Từ Lương

Thông tấn xã Việt Nam bác bỏ thông tin sai trái về tình hình ở Mường Nhé


Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tuyên bố hoàn toàn bác bỏ những thông tin sai sự thật do một số hãng thông tấn và cơ quan truyền thông nước ngoài liên tiếp đưa ra trong các ngày gần đây về cái gọi là “bạo động” của người Mông tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, và loan tin cho rằng chính quyền đã dùng vũ lực để giải tán vụ “bạo động” và “nhiều người Mông tham gia đã bị bắt và có người chết”.

CBCS Cục An ninh Tây Bắc và Công an huyện Mường Nhé, Điện Biên vận động nhân dân không di cư tự do.

Trên thực tế, trong các ngày từ 30/4 đến 6/5/2011, trên một số địa bàn thuộc huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, một số phần tử cực đoan đã dùng nhiều thủ đoạn kích động, lừa mỵ về sự xuất hiện “thế lực siêu nhiên” nhằm lôi kéo, cưỡng bức hàng ngàn đồng bào dân tộc Mông từ nhiều nơi kéo về khu vực bản Huổi Khon, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, để thực hiện âm mưu phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc. Theo đó, một số kẻ đã tiến hành các hoạt động quá khích như tổ chức người canh gác, hình thành vùng quản lý riêng, ngăn cản hoạt động đi lại, sinh hoạt bình thường của người dân trong khu vực, hoạt động của cán bộ chính quyền địa phương, khống chế người thi hành công vụ và đưa ra những điều kiện, yêu sách trái pháp luật.

Trước tình hình trên, chính quyền địa phương bằng các biện pháp tuyên truyền, thuyết phục, không sử dụng vũ lực, đã tổ chức các đội công tác của các đoàn thể quần chúng, vận động đồng bào không nghe theo kẻ xấu, tự nguyện trở về nơi cư trú, tổ chức chữa trị bệnh tật, chăm sóc y tế cho đồng bào bị ốm đau, đặc biệt là người già và trẻ em nhằm đảm bảo an ninh trật tự tại đây.

Đến nay, những người Mông đến từ các địa phương khác đã trở về nơi cư trú. Chính quyền địa phương đã bố trí phương tiện, trợ cấp tiền, lương thực cho đồng bào trở về an toàn. Không có ai bị thương, bị chết. Một số rất ít đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật đã bị cơ quan chức năng tạm giữ để giáo dục. Tình hình Mường Nhé đã trở lại bình thường, an ninh trật tự được bảo đảm. Đồng bào các dân tộc ở Mường Nhé đang tích cực chuẩn bị cho cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khoá XIII và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016.

TTXVN khẳng định chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam là bảo đảm quyền và lợi ích của nhân dân, tự do tín ngưỡng và sự bình đẳng của cộng đồng các dân tộc; đồng thời kiên quyết bảo vệ sự tôn nghiêm của pháp luật. Việt Nam luôn thực thi các chính sách ưu tiên đầu tư phát triển cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa và vùng đặc biệt khó khăn. Trên thực tế, đồng bào các dân tộc ở huyện Mường Nhé đã được thụ hưởng nhiều chương trình, dự án hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội, nhà ở, đường giao thông, nước sạch, trường học, chăm sóc y tế… Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào huyện Mường Nhé ngày càng được cải thiện.

Chính quyền huyện Mường Nhé và tỉnh Điện Biên không cản trở bất kỳ tổ chức hoặc cá nhân nào muốn đến địa phương để tìm hiểu sự việc một cách khách quan, theo đúng quy định của pháp luật./.

(Theo TTXVN)


(Theo www.truongtansang.com)

Bí thư thứ nhất TƯ Đoàn Võ Văn Thưởng tham dự Khai mạc Festival Thầy thuốc trẻ Việt Nam


Sáng 19/5, tại Hà Nội, Festival Hội thầy thuốc trẻ Việt Nam đã chính thức khai mạc. Các đồng chí Ủy viên TƯ Đảng: Võ Văn Thưởng, Bí thư thứ nhất TƯ Đoàn; Nguyễn Thị Kim Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế đã tới dự.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trao Kỷ niệm chương “Vì sức khỏe nhân dân” cho 3 cá nhân tiêu biểu. Ảnh: Minh Châu

Thông báo kết quả nổi bật hoạt động của Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam thời gian qua, Phó Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam Nguyễn Bá Tĩnh cho biết, từ ngày 4-18/5/2011, Hành trình nhân ái vì sức khỏe cộng đồng với chủ đề “Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác – tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng do TƯ Hội LHTN Việt Nam, TƯ Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức đã diễn ra đồng loạt tại 10 tỉnh, thành phố trong cả nước với sự tham gia của hơn 3.500 thầy thuốc trẻ.

Bí thư thứ nhất TƯ Đoàn Võ Văn Thưởng trao Kỷ niệm chương “Vì thế hệ trẻ” cho 4 cá nhân có đóng góp tích cực trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi. Ảnh: Minh Châu

Hành trình đã khám chữa bệnh miễn phí, phát thuốc cho 68.406 người dân ; tiếp nhận 12.000 đơn vị máu tình nguyện; 5.410 giáo viên và cha mẹ học sinh tại các trường mầm non, tiểu học được tập huấn các phương pháp sơ, cấp cứu và tư vấn dinh dưỡng cho trẻ em; 1.000 người cao tuổi được mổ mắt miễn phí, 100 trẻ em được phẫu thuật dị tật bẩm sinh; tặng quà cho nữ công nhân ở các khu công nghiệp, khu chế xuất; tặng trang thiết bị y tế cho 10 trạm y tế khó khăn tại tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh. Ngoài ra, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam còn tặng tủ thuốc, quà cho y tế và bộ đội Đảo Trường Sa.

250 bác sĩ, y sĩ tiêu biểu trong cả nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Minh Châu

Tại lễ khai mạc, Bộ Y tế đã trao Kỷ niệm chương “Vì sức khỏe nhân dân” cho 3 cá nhân tiêu biểu; trao Kỷ niệm chương “Vì thế hệ trẻ” của TƯ Đoàn cho 4 cá nhân có đóng góp tích cực trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.

Sau lễ khai mạc, 250 bác sĩ, y sĩ tiêu biểu trong cả nước đã tham dự diễn đàn “Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác”; tọa đàm “Xây dựng Bệnh viện thân thiện vì sức khỏe cộng đồng”; tối cùng ngày sẽ diễn ra Lễ tuyên dương 80 gương thầy thuốc trẻ tiêu biểu toàn quốc năm 2011. Trước lễ khai mạc, các thày thuốc trẻ đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh./.

Minh Châu


(Theo www.truongtansang.com)