Chủ tịch nước Trương Tấn Sang kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Malaysia


Chiều ngày 30/9/2011, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Malaysia.

Ngày 30/9/2011, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Malaysia, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp cựu Thủ tướng Mahathir Mohamad đến chào tại Khách sạn Sheraton Imperial.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến thăm Tập đoàn Dầu khí Petronas  tại Thủ đô Kuala Lumpur, ngày 29/9.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến thăm Tập đoàn Dầu khí Petronas tại Thủ đô Kuala Lumpur, ngày 29/9.

Cựu Thủ tướng Ma-ha-thia nhiệt liệt hoan nghênh và đánh giá cao Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã chọn Malaysia là một trong những nước đầu tiên đến thăm sau khi nhậm chức; bày tỏ tin tưởng chuyến thăm sẽ thành công tốt đẹp, góp phần quan trọng vào việc đưa quan hệ hai nước lên một tầm cao mới. Cựu Thủ tướng cũng chúc mừng Việt Nam vẫn giữ vững ổn định an ninh-chính trị và đà tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ vui mừng được gặp Cựu Thủ tướng Ma-ha-thia và trân trọng chuyển lời thăm hỏi của các vị Lãnh đạo Việt Nam tới Cựu Thủ tướng. Chủ tịch nước khẳng định: Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hợp tác hữu nghị, truyền thống và tin cậy với Malaysia; đánh giá cao và cảm ơn  tình cảm cũng như sự quan tâm của Chính phủ Malaysia nói chung và của cá nhân Cựu Thủ tướng nói riêng đối với công cuộc đổi mới tại Việt Nam và việc thúc đẩy quan hệ hai nước. Chủ tịch nước cũng chúc mừng những thành tựu gần đây của Malaysia, nhất là về phát triển kinh tế; đánh giá cao vai trò của cá nhân Cựu Thủ tướng đối với con đường phát triển của Malaysia.

Hai bên hài lòng về quan hệ Việt Nam-Malaysia đang phát triển tốt đẹp trên tất cả các lĩnh vực, cả trong khuôn khổ song phương và đa phương. Hai bên nhất trí cho rằng, cần mở rộng và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ này trong thời gian tới, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao việc Malaysia luôn duy trì là một trong những đối tác thương mại và đầu tư hàng đầu của Việt Nam.

Hai bên đánh giá cao việc Việt Nam và Malaysia hợp tác và phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn khu vực và quốc tế; tăng cường phối hợp, thúc đẩy hợp tác và xây dựng Cộng đồng ASEAN; nhấn mạnh hòa bình, ổn định ở Biển Đông, giải quyết hòa bình các tranh chấp; tuân thủ Công ước về Luật biển của Liên hợp quốc 1982, nghiêm túc thực hiện DOC và hướng tới xây dựng COC.

Cũng trong ngày 30/9/2011, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm nhà máy Quality Hero, nơi có công nhân Việt Nam đang lao động. Trao đổi với lãnh đạo nhà máy, Chủ tịch Trương Tấn Sang đánh giá cao việc nhà máy đã và đang tích cực hỗ trợ và tạo thuận lợi cho công nhân Việt Nam, qua đó, đóng góp cho sự phát triển của Malaysia cũng như quan hệ Việt Nam – Malaysia; đồng thời, căn dặn các công nhân Việt Nam đang làm việc tại đây cần nêu cao tính đoàn kết, kỷ luật lao động và tôn trọng luật pháp sở tại.

Sau đó, Chủ tịch nước đã đi thăm Thành phố Hành chính Putrajaya. Phát biểu với Chủ tịch Thành phố, Chủ tịch Trương Tấn Sang đánh giá cao việc Malaysia ngày càng có nhiều thành phố hiện đại với các công trình thế kỷ, nhưng vẫn giữ được những nét văn hoá độc đáo và đặc sắc của một “Châu Á đích thực”; cho rằng, xây dựng và quy hoạch đô thị là một trong các thế mạnh của Malaysia mà Việt Nam cần học hỏi.

Chiều ngày 30/9/2011, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Malaysia.

Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã thăm Trung tâm Khoa học Công nghệ của Tập đoàn Hicom. Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền cũng đã tiếp Thứ trưởng Bộ Nguồn Nhân lực Malaysia.

Trọng Hậu (Theo DCSVN)


(Theo website Trương Tấn Sang)

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự diễn đàn DN Việt Nam-Malaysia


Ngày 29/9, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Malaysia.Phát biểu tại diễn đàn, Chủ tịch nước khẳng định Nhà nước và Chính phủ Việt Nam sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Malaysia đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam; đồng thời bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp Malaysia tăng cường đầu tư và đóng góp nhiều hơn nữa cho quá trình phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.

    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự diễn đàn DN Việt Nam-Malaysia

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự diễn đàn DN Việt Nam-Malaysia

Các doanh nghiệp Malaysia đánh giá cao sự ủng hộ của Nhà nước và Chính phủ Việt Nam đã dành cho các doanh nghiệp của Malaysia. Nhiều doanh nghiệp khẳng định đã kinh doanh thành công và có được chỗ đứng vững vàng tại thị trường Việt Nam. Các doanh nghiệp bày tỏ sẵn sàng đầu tư và hợp tác hơn nữa với các đối tác Việt Nam trong những năm tới.

Trước khi dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Malaysia, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã thăm Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Malaysia (Petronas).

Chủ tịch nước đánh giá cao sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả và thiết thực giữa Petro Việt Nam và Petronas trong 20 năm qua, góp phần mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho mỗi nước. Chủ tịch nước đề nghị hai tập đoàn tăng cường hợp tác trong thời gian tới, nhất là trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác những mỏ dầu khí mới của Việt Nam và Malaysia.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhận 50 ngàn USD do Tập đoàn dầu khí Petronas tặng nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhận 50 ngàn USD do Tập đoàn dầu khí Petronas tặng nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam

Nhân dịp này, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp nhận khoản tiền 50.000 USD của Petronas dành tặng các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam.

Chủ tịch nước tiếp Tổng Giám đốc Tập đoàn Proton đến chào

Chủ tịch nước tiếp Tổng Giám đốc Tập đoàn Proton đến chào

Cùng ngày, Chủ tịch nước cũng đã tiếp lãnh đạo các Tập đoàn doanh nghiệp hàng đầu của Malaixia như Tập đoàn Nhiệt điện Jacks Resouces Berhad, Tập đoàn Ngân hàng CIMB, Tập đoàn sản xuất ôtô Proton, Tập đoàn bán lẻ Parkson, Tập đoàn đa ngành Hicom và Tập đoàn đa ngành Berjaya.

(Theo Vietnam+)


(Theo website Trương Tấn Sang)

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia


Chiều 29/9, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Đoàn đã tới thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia. Chủ tịch nước hoan nghênh những nỗ lực của Đại sứ quán trong việc triển khai đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta; thông báo một số nét chính về tình hình an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội của Việt nam trong thời gian gần đây cũng như kết quả chuyến thăm của Đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Việt Nam tới hai nước láng giềng ASEAN trong dịp này là Singapore và Malaysia.

Lễ đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia.

Lễ đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia.

Chủ tịch nước căn dặn cán bộ, nhân viên Đại sứ quán nói riêng và cộng đồng người Việt Nam đang học tập, làm việc và sinh sống tại Malaysia nói chung cần tiếp tục tăng cường đoàn kết, phấn đấu hết mình trong công tác và học tập, tiếp tục góp phần củng cố và thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Malaysia.

Buổi tối cùng ngày, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Malaysia.

(Theo Vietnam+)


(Theo website Trương Tấn Sang)

Đề nghị nghiên cứu dự án luật về Chủ tịch nước


Tại phiên họp chiều 28/9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII, đa số các ý kiến đề nghị nghiên cứu dự án Luật về Chủ tịch nước.

Hình minh họa

Hình minh họa

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cho rằng Luật Chủ tịch nước là rất cần thiết vì hiện nay, vai trò, chức năng của Chủ tịch nước được quy định tại chương 7 Hiến pháp là rất khó thực hiện. Các điều từ 101-108 trong Hiến pháp về Chủ tịch nước cần được thể chế hóa, luật hóa.

Làm rõ hơn, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng-An ninh Nguyễn Kim Khoa khẳng định muốn xây dựng được Luật Quân đội nhân dân Việt Nam và sửa đổi Luật Công an nhân dân tới đây thì phải giải quyết được vấn đề Chủ tịch nước thống lĩnh lực lượng vũ trang thế nào. Nếu Luật Chủ tịch nước xây dựng sau hai Luật này thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn, phải điều chỉnh nhiều.

Về vấn đề này, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị cơ quan liên quan chuẩn bị văn bản để đưa vào kỳ họp tới.

Bên cạnh đó, một số ý kiến đề nghị đưa vào Chương trình dự án Luật Dân tộc, sửa đổi Luật Thi đua-Khen thưởng. Ủy ban Pháp luật đề nghị tiếp tục đưa các dự án Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi), Luật hoạt động giám sát của Quốc hội (sửa đổi), Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân vào Chương trình. Cũng còn có những ý kiến khác nhau về vấn đề không phân chia Chương trình khóa XIII thành Chương trình chính thức và Chương trình chuẩn bị.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lo ngại nếu không có sự phân chia này thì việc bổ sung sẽ gặp nhiều khó khăn, có thể rơi vào tình trạng phó mặc, không ai chuẩn bị, do vậy, nếu không phân chia thì phải có quy định rõ ràng để đảm bảo sự phối hợp chắc chắn.

Để có thể thực hiện hiệu quả Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, Chính phủ đề nghị trong thành phần của Ban soạn thảo có đại diện của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban có liên quan của Quốc hội. Vấn đề này còn có những ý kiến khác nhau. Quan điểm của Ủy ban Pháp luật cho rằng Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội không thể tham gia vào thành phần Ban soạn thảo vì đã được quy định nhiệm vụ thẩm tra dự án luật, để đảm bảo tính độc lập, khách quan của hoạt động soạn thảo và hoạt động thẩm tra, bảo đảm chất lượng của dự án luật trình Quốc hội xem xét quyết định.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị Ủy ban Pháp luật phối hợp với Bộ Tư pháp hoàn chỉnh Chương trình để báo cáo Bộ Chính trị.

Cũng tại phiên họp, các ý kiến đều thống nhất cần phải làm rõ tính khả thi và chất lượng dự án luật, pháp lệnh đã ban hành đi vào cuộc sống ở mức độ nào. Các dự án luật phải tập trung thể chế hóa được các văn kiện của Đại hội Đảng lần thứ XI.

Ưu tiên đưa vào Chương trình những dự án cần thiết phải ban hành thuộc Chương trình chưa được Quốc hội khóa XII thông qua và chỉ đưa vào các dự án đã thuyết minh rõ ràng, kiên quyết không đưa những dự án chưa đáp ứng đủ các điều kiện cần thiết theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Các đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho rằng  việc đưa các dự án luật, pháp lệnh vào Chương trình phải tính đến thời gian của nhiệm kỳ, khả năng của cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra, tránh dồn quá nhiều dự án vào một cơ quan nhằm bảo đảm đúng tiến độ và chất lượng của dự án.

Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII (2011-2016) gồm 115 dự án (3 Bộ luật, 104 luật, 1 nghị quyết của Quốc hội, 6 pháp lệnh và 1 nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội).

Trong tổng số 115 dự án này có 20 dự án được chuyển từ Chương trình chính thức khóa XII sang; 51 dự án là luật, pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều và luật sửa đổi; 21 dự án đã được đưa vào Chương trình chính thức năm 2011 và 31 dự án đã được đưa vào Chương trình chính thức năm 2012 nhiệm kỳ khóa XIII.

Các dự án được phân thành 6 lĩnh vực theo các tiêu chí được xác định trong Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị. Có 11 dự án thuộc lĩnh vực tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị; 8 dự án luật trong lĩnh vực quyền con người, quyền tự do dân chủ của công dân; 34 dự án thuộc lĩnh vực dân sự, kinh tế; 40 dự án liên quan đến lĩnh vực giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ, y tế, văn hóa, thông tin, thể thao, dân tộc, tôn giáo, dân số, gia đình, trẻ em và chính sách xã hội; 21 dự án trong lĩnh vực quốc phòng-an ninh, trật tự an toàn xã hội và 1 dự án luật trong lĩnh vực pháp luật về hội nhập quốc tế là Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế.

Xét về số lượng, số các dự án được Chính phủ đề nghị đưa vào Chương trình khóa XIII ít hơn số các dự án mà Chính phủ đã đề nghị đưa vào Chương trình khóa XII và có tính khả thi.

Thẩm tra Chương trình, Ủy ban Pháp luật cơ bản tán thành với Tờ trình của Chính phủ. Tuy nhiên, Ủy ban này cho rằng trước mắt không ban hành Luật ban hành quyết định hành chính vì hiện ta đã có nhiều luật, pháp lệnh quy định về thẩm quyền, thủ tục ban hành quyết định hành chính. Hơn nữa, Chính phủ đã có Nghị định về kiểm soát thủ tục hành chính và cũng đang chỉ đạo thực hiện chủ trương đơn giản hóa thủ tục hành chính theo Nghị quyết số 25/NQ-CP của Chính phủ, trong đó có đơn giản hóa thủ tục ban hành quyết định hành chính.

Ủy ban Pháp luật cũng đề nghị không quy định thành luật đối với dự án Luật xử lý hành chính các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án nhân dân như đề nghị của Chính phủ. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho rằng tại Điều 390 của Bộ luật tố tụng dân sự đã quy định Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định thủ tục, thẩm quyền xử phạt, mức tiền phạt các hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự. Do đó, nên đưa vào Chương trình dự án Pháp lệnh.

Đồng tình với ý kiến trên, Phó Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Trần Văn Tú đề nghị chuyển thành pháp lệnh xử lý hành chính các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án nhân dân. Còn Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu lại cho rằng không cần có pháp lệnh này nữa mà chỉ nên đưa vào thành một chương vì đã có Luật xử lý vi phạm hành chính.

Theo ông Phan Trung Lý, tính đến nay, Ủy ban Pháp luật đã nhận được đề nghị về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII gồm 133 dự án, trong đó có 123 dự án luật, 1 dự thảo nghị quyết của Quốc hội và 8 dự án pháp lệnh, 1 dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phân tích, đánh giá và căn cứ vào yêu cầu đặt ra đối với công tác xây dựng pháp luật của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII, Ủy ban này kiến nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của khóa này gồm 126 dự án, trong đó có 116 dự án luật, 10 dự án pháp lệnh, nghị quyết, rút 7 dự án so với đề nghị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trong đó, Chính phủ có 3 dự án: Luật ban hành quyết định hành chính, Luật đăng ký giao dịch bảo đảm, Nghị quyết về các hình thức lưu niệm, tưởng niệm danh nhân; đại biểu Quốc hội có 4 dự án: Luật trưng cầu ý dân, Luật về hội, Luật bảo vệ quyền riêng tư, Luật nhà văn.

Theo VietNam+


(Theo website Trương Tấn Sang)

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm cấp Nhà nước Malaysia


Nhận lời mời của Quốc vương Malaysia, Tuanku Mizan Zainal Billah Shah và Hoàng hậu, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Malaysia từ ngày 28 đến 30/9.

Tháp tùng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân có Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Đào Việt Trung, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung, Đại sứ Việt Nam tại Malaysia Nguyễn Hồng Thao, Trợ lý Chủ tịch nước Nguyễn Văn Thạo, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc.

Quốc vương Malaysia, Tuanku Mizan Zainal Billah Shah đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

Quốc vương Malaysia, Tuanku Mizan Zainal Billah Shah đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

Lễ đón chính thức Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã được tổ chức trọng thể chiều 28/9 tại Tòa nhà Quốc hội ở thủ đô hành chính Putrajaya với nghi thức cao nhất dành cho chuyến thăm cấp Nhà nước.

Sau lễ đón, Thủ tướng Malaysia, Najib Tun Abdul Razak và Phu nhân đã đến chào Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân.

Hai bên bày tỏ hài lòng về sự phát triển tốt đẹp trong quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước, khẳng định sẽ phấn đấu đưa quan hệ song phương phát triển hơn nữa cả về bề rộng lẫn chiều sâu, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao việc Malaysia luôn duy trì là một trong những đối tác thương mại và đầu tư hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2010 đạt 5,5 tỷ USD và hiện có gần 390 dự án tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký đầu tư gần 19 tỷ USD. Hai bên nhất trí, trên cơ sở quan hệ chính trị và kinh tế tốt đẹp hiện nay, hai nước có nhiều cơ hội để tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực khác như an ninh, quốc phòng, lao động, giáo dục-đào tạo, văn hóa, thể thao và du lịch…

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề nghị hai bên thường xuyên trao đổi đoàn các cấp, thúc đẩy giao lưu nhân dân nhằm nâng cao hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, tăng cường hợp tác phòng chống tội phạm xuyên quốc gia và phối hợp tuần tra chung trên biển.

Chủ tịch nước cũng đề nghị Malaysia tăng cường nhập khẩu các mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam, góp phần cân bằng cán cân thương mại hai chiều. Trên cơ sở đó, hai bên nhất trí xúc tiến đàm phán, tiến tới ký kết các thỏa thuận nhằm tạo cơ sở pháp lý thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực như Bản ghi nhớ về hợp tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia, Thỏa thuận về thiết lập cơ chế tuần tra chung trên biển và kênh thông tin liên lạc giữa Hải quân hai nước, Hiệp định khung về mua bán gạo, Hiệp định về nông nghiệp.

Hai bên cũng trao đổi về các vấn đề khu vực cùng quan tâm và cam kết cùng các nước ASEAN nỗ lực đẩy nhanh tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, tăng cường vai trò chủ đạo của ASEAN trong việc đem lại hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực.

Về vấn đề Biển Đông, hai bên nhấn mạnh cần đảm bảo hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông. Hai bên cho rằng các bên liên quan cần tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và hướng tới xây dựng Bộ quy tắc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cảm ơn Malaysia đã ủng hộ Việt Nam hoàn thành vai trò Chủ tịch ASEAN 2010, cam kết cùng ASEAN nỗ lực đẩy nhanh tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 và tăng cường liên kết khu vực.

Tối cùng ngày, Quốc vương Malaixia và Hoàng hậu đã chiêu đãi trọng thể Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tại Cung Ixtana./.

(Theo Vietnam+)


(Theo website Trương Tấn Sang)

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hội kiến cùng Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long


Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Singapore, ngày 28/9, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã hội kiến cùng Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long.

Tại buổi tiếp xúc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã chúc mừng Singapore về những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước, nhất là về phát triển kinh tế và khoa học-công nghệ; bày tỏ tin tưởng Singapore, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Lý Hiển Long, sẽ tiếp tục đạt được nhiều thành tựu lớn hơn nữa, khẳng định vai trò và vị thế trong khu vực và trên thế giới.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hội kiến với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hội kiến với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long.

Thủ tướng Lý Hiển Long đánh giá cao việc Chủ tịch Trương Tấn Sang chọn Singapore là nước đầu tiên đến thăm sau khi nhậm chức; bày tỏ tin tưởng chuyến thăm sẽ đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quan hệ hai nước.

Thủ tướng cũng đánh giá cao các thành tựu của Việt Nam trong thời gian gần đây, giữ được ổn định chính trị và đà tăng trưởng kinh tế; chúc mừng Việt Nam đã tổ chức thành công Đại hội Đảng lần thứ XI và Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Lý Hiển Long bày tỏ vui mừng về sự phát triển năng động và toàn diện của quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện và tin cậy giữa Việt Nam và Singapore thời gian qua. Với nền tảng tốt đẹp đó, hai bên nhất trí cần mở rộng và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ này trong thời gian tới, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Hai nhà lãnh đạo đánh giá cao sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước; nhất trí thúc đẩy việc triển khai hiệu quả Hiệp định Khung về Kết nối Việt Nam-Singapore cũng như việc mở rộng các Khu Công nghiệp Việt Nam-Singapore.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao việc Singapore luôn duy trì là một trong những đối tác thương mại và đầu tư hàng đầu của Việt Nam, với kim ngạch thương mại hai chiều đạt 6,2 tỷ USD năm 2010 và Singapore hiện có 938 dự án tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký đầu tư gần 23 tỷ USD. Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí việc tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, du lịch, văn hoá, giáo dục…

Hai bên cam kết cùng các nước thành viên ASEAN khác nỗ lực đẩy nhanh tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, đánh giá cao vai trò quan trọng của ASEAN trong thúc đẩy hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển ở khu vực.

Về Biển Đông, hai nhà lãnh đạo chia sẻ quan điểm chung về việc đảm bảo hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS); hoan nghênh việc ASEAN và Trung Quốc thông qua Bản Quy tắc hướng dẫn thực hiện DOC; cho rằng cần sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Thủ tướng Lý Hiển Long khẳng định Singapore sẽ tiếp tục hỗ trợ và hợp tác với Việt Nam trong quá trình đàm phán hiệp định này.

Cùng ngày, tại Bảo tàng Văn minh châu Á, trong niềm vui của đông đảo sinh viên, cán bộ, cộng đồng người Việt Nam tại Singapore, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến dự Lễ khánh thành Tượng Bác Hồ – người anh hùng dân tộc và danh nhân văn hoá thế giới, biểu tượng cao quý của mối quan hệ hợp tác hữu nghị của nhân dân hai nước Việt Nam và Singapore.

Sau buổi tiếp xúc với Thủ tướng Lý Hiển Long, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã lên đường sang Malaysia, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước đến Singapore và bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Malaysia từ ngày 28-30/9./.

(Theo Vietnam+)

 


(Theo website Trương Tấn Sang)

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp doanh nghiệp hàng đầu Singapore


Ngày 27-9, tiếp tục chuyến thăm cấp Nhà nước tới Singapore, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp cựu Thủ tướng Goh Chok Tong.

Trao đổi về quan hệ song phương, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và cựu Thủ tướng Goh Chok Tong bày tỏ vui mừng về sự phát triển tốt đẹp của quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước trong nhiều năm qua, đồng thời nhất trí cho rằng hai bên còn nhiều tiềm năng hợp tác từ chính trị đến kinh tế, thương mại, đầu tư, an ninh – quốc phòng, văn hóa, giáo dục và du lịch. Hai bên nhất trí sẽ thúc đẩy hơn nữa quan hệ Việt Nam – Singapore trong thời gian tới lên tầm cao mới, không chỉ đáp ứng lợi ích của nhân dân hai nước mà còn góp phần vào hòa bình, ổn định và phát triển tại khu vực.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm hỏi kỹ sư, công nhân Việt Nam đang làm việc tại giàn khoan của Petro Việt Nam ở Singapore.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm hỏi kỹ sư, công nhân Việt Nam đang làm việc tại giàn khoan của Petro Việt Nam ở Singapore.

Cùng ngày, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã thăm giàn khoan của Petro Việt Nam đang được lắp ráp tại Singapore, tiếp bà Low Sin Leng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Sembcorp, đồng Chủ tịch VSIP; ông Liew Mun Leong, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn CapitaLand; ông Lee Boon Yang, Chủ tịch Tập đoàn Keppel; ông Lee Theng Kiat, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn thông Singapore Techonologies Telemedia (STT); ông David Conner, Tổng Giám đốc Ngân hàng OCBC và ông Wee Ee Cheong, Tổng Giám đốc Ngân hàng UOB.

Trong cuộc tiếp xúc với các tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu Singapore, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định, các nhà lãnh đạo Việt Nam sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài vào làm ăn tại Việt Nam, mong các tập đoàn, doanh nghiệp Singapore tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam. Mặc dù chịu nhiều tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, song các doanh nghiệp Singapore đều bày tỏ niềm tin vào môi trường đầu tư thuận lợi ở Việt Nam, cam kết sẽ tiếp tục thúc đẩy mở rộng đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam trên cơ sở cùng chia sẻ niềm tin, vượt qua các rào cản do sự khác biệt của cơ chế hành chính ở mỗi nước, nhằm thiết thực đóng góp cho mối quan hệ đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước.

Chiều cùng ngày, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đoàn đã đến thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore.

(Theo TTXVN)

 


(Theo website Trương Tấn Sang)

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm cấp Nhà nước Singapore


Ngày 27/9, trong khuôn khổ chuyến thăm Singapore, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hội kiến với Cựu Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong và thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore. Tại buổi hội kiến, Chủ tịch nước Trương Tấn Sangbày tỏ vui mừng thăm lại Singapore và chúc mừng Singapore về những thành tựu to lớn trong xây dựng đất nước.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm dàn khoan của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam được đặt sản xuất tại Singapore.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm dàn khoan của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam được đặt sản xuất tại Singapore.

Cựu Thủ tướng Goh Chok Tong đánh giá cao ý nghĩa chuyến thăm Singapore lần này của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, cho rằng chuyến thăm sẽ tăng cường hơn nữa quan hệ giữa hai nước trong thời gian tới.

Trao đổi về quan hệ song phương, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Cựu Thủ tướng Goh Chok Tong bày tỏ vui mừng về sự phát triển tốt đẹp của quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước trong nhiều năm qua và nhất trí cho rằng, hai nước còn nhiều tiềm năng hợp tác từ chính trị đến kinh tế, thương mại, đầu tư, an ninh-quốc phòng, văn hoá, giáo dục và du lịch.

Hai bên nhất trí sẽ thúc đẩy hơn nữa quan hệ Việt Nam – Singapore trong thời gian tới lên tầm cao mới, không chỉ đáp ứng lợi ích của nhân dân hai nước mà còn góp phần vào hoà bình, ổn định và phát triển tại khu vực. Về các mặt hợp tác cụ thể, hai bên bày tỏ hài lòng về việc triển khai hiệu quả Hiệp định khung về Kết nối Việt Nam – Singapore trên 6 lĩnh vực hợp tác cũng như sự thành công của các Khu Công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP) tại Việt Nam.

Chiều 27/9, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore. Tối 27/9, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Singapore nhằm thúc đẩy hơn nữa cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp hai nước.

Trước đó (sáng 27/9), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp lãnh đạo một số tập đoàn kinh tế hàng đầu của Singapore đang có dự án đầu tư, hợp tác với Việt Nam. Cũng trong ngày 27/9, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tới thăm dàn khoan của PetroVietnam đang đóng tại Singapore.

Theo VOV


(Theo website Trương Tấn Sang)

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp cựu Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong


Ngày 27/9, tiếp tục chuyến thăm cấp Nhà nước tới Singapore, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp cựu Thủ tướng Goh Chok Tong.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Ngài Goh Chok Tong, Bộ trưởng Cao cấp danh dự, Cựu Thủ tướng Singapore. (Ảnh: Nguyễn Khang/TTXVN)

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Ngài Goh Chok Tong, Bộ trưởng Cao cấp danh dự, Cựu Thủ tướng Singapore. (Ảnh: Nguyễn Khang/TTXVN)

Tại buổi tiếp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ vui mừng thăm lại Singapore và chúc mừng Singapore về những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước.

Cựu Thủ tướng Goh Chok Tong đánh giá cao ý nghĩa chuyến thăm Singapore lần này của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, cho rằng chuyến thăm sẽ tăng cường hơn nữa quan hệ giữa hai nước trong thời gian tới.

Trao đổi về quan hệ song phương, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và cựu Thủ tướng Goh Chok Tong bày tỏ vui mừng về sự phát triển tốt đẹp của quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước trong nhiều năm qua và nhất trí cho rằng hai bên còn nhiều tiềm năng hợp tác từ chính trị đến kinh tế, thương mại, đầu tư, an ninh- quốc phòng, văn hoá, giáo dục và du lịch.

Hai bên nhất trí sẽ thúc đẩy hơn nữa quan hệ Việt Nam-Singapore trong thời gian tới lên tầm cao mới, không chỉ đáp ứng lợi ích của nhân dân hai nước mà còn góp phần vào hoà bình, ổn định và phát triển tại khu vực.

Về các mặt hợp tác cụ thể, hai bên bày tỏ hài lòng về việc triển khai hiệu quả Hiệp định khung về Kết nối Việt Nam-Singapore trên 6 lĩnh vực hợp tác cũng như sự thành công của các Khu Công nghiệp Việt Nam-Singapore (VSIP) tại Việt Nam.

Cựu Thủ tướng Goh Chok Tong cho rằng một trong những yếu tố để có các dự án đầu tư thành công như VSIP là do chính sách đúng đắn của Nhà nước Việt Nam trong việc củng cố, xây dựng lòng tin của các nhà đầu tư.

Cựu Thủ tướng cũng nhấn mạnh việc kết nối hai nền kinh tế Việt Nam-Singapore sẽ góp phần cân bằng hơn lợi ích của cả hai nước trong quá trình hợp tác, đồng thời cần đẩy mạnh hơn nữa sự hợp tác trong các lĩnh vực thuộc Hiệp định khung Kết nối hai nước, cũng như tài chính-ngân hàng, hàng không và quốc phòng-an ninh.

Cùng ngày, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã thăm giàn khoan của Petro Việt Nam đang được lắp ráp tại Singapore, tiếp bà Low Sin Leng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Sembcorp, đồng Chủ tịch VSIP; ông Liew Mun Leong, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn CapitaLand; ông Lee Boon Yang, Chủ tịch Tập đoàn Keppel; ông Lee Theng Kiat, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn thông Singapore Techonologies Telemedia (STT); ông David Conner, Tổng Giám đốc Ngân hàng OCBC và ông Wee Ee Cheong, Tổng Giám đốc Ngân hàng UOB.

Trong các cuộc tiếp xúc với các tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu Singapore, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định các nhà Lãnh đạo Việt Nam sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài vào làm ăn tại Việt Nam, mong các tập đoàn, doanh nghiệp Singapore tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam.

Mặc dù chịu nhiều tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, song các nhà doanh nghiệp Singapore đều bày tỏ niềm tin vào môi trường đầu tư thuận lợi ở Việt Nam, cam kết sẽ tiếp tục thúc đẩy mở rộng đầu tư và làm ăn lâu dài tại Việt Nam trên cơ sở cùng chia sẻ niềm tin, vượt qua các rào cản do sự khác biệt của cơ chế hành chính ở mỗi nước nhằm thiết thực đóng góp cho mối quan hệ đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng đã thăm Cơ quan phát triển đô thị Singapore, đề nghị Singapore chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ Việt Nam trong quy hoạch và phát triển đô thị một cách bền vững, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm môi trường.

Chiều cùng ngày, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Đoàn đã đến thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore. Chủ tịch nước đánh giá cao những nỗ lực của Đại sứ quán trong việc triển khai đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; thông báo một số nét chính về tình hình an ninh, chính trị, kinh tế-xã hội của Việt Nam trong thời gian gần đây và căn dặn cán bộ, nhân viên Đại sứ quán nói riêng và cộng đồng người Việt Nam đang học tập làm việc và sinh sống tại Singapore nói chung cần tiếp tục tăng cường đoàn kết, phấn đấu hết mình trong công tác và học tập, tiếp tục góp phần củng cố và thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Singapore.

Theo chương trình tối cùng ngày, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Singapore nhằm thúc đẩy hơn nữa cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp hai nước.

PV (Theo VietNam+)


(Theo website Trương Tấn Sang)

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp lãnh đạo một số tập đoàn kinh tế Singapore


Tiếp tục chuyến thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa Xinh-ga-po, ngày 27/9, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp lãnh đạo một số tập đoàn kinh tế hàng đầu của Xinh-ga-po đang có dự án đầu tư, hợp tác với Việt Nam.

Đến chào Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ngày 27/9, có lãnh đạo các tập đoàn kinh tế hàng đầu châu Á và Xinh-ga-po trong những lĩnh vực: bất động sản, tài chính, ngân hàng, viễn thông, năng lượng, phát triển đô thị và khu công nghiệp, lắp ráp giàn khoan… như Sembcorp, CapitaLand, Keppel, Singapore Techonologies Telemedia…

 Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp bà Low Sin Leng, Tổng Giám đốc Sembcorp Industries (Ảnh: Trọng Hậu)

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp bà Low Sin Leng, Tổng Giám đốc Sembcorp Industries (Ảnh: Trọng Hậu)

Trong những năm qua, các tập đoàn này đều đã triển khai đầu tư hiệu quả tại Việt Nam như: Sembcorp phát triển các Khu công nghiệp Việt Nam – Xinh-ga-po (VSIP) từ năm 1996; hiện đã xây dựng được VSIP 1 và VSIP 2 ở Bình Dương, VSIP 3 ở Bắc Ninh và VSIP 4 ở Hải Phòng. Tổng cộng Sembcorp đang triển khai và quản lý 4.845 ha đất, bao gồm khu công nghiệp, đô thị. Sembcorp chiếm 40% cổ phần cùng với Becamex Bình Dương xây dựng các Khu công nghiệp Việt Nam – Xinh-ga-po. Ngoài ra, Sembcorp chiếm 33% cổ phần dự án Nhà máy điện Phú Mỹ 3. CapitaLand có mặt ở Việt Nam từ năm 1994, khởi đầu với dự án đầu tư xây dựng căn hộ dịch vụ Sommerset ở Hồ Tây, xây dựng Tháp Hà Nội và Khách sạn Sofitel Plaza. Tháng 5/2011, CapitaLand đầu tư 7 dự án xây dựng 6.400 căn hộ tại Việt Nam. Ngoài ra, công ty Ascott (thuộc Tập đoàn CapitaLand) đầu tư xây dựng 1.300 căn hộ. CapitaLand cũng tham gia nhiều hoạt động xã hội như xây dựng trường tiểu học ở Phú Thọ (2,2 tỷ đồng). Tập đoàn Keppel là một trong những nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực bất động sản tại các địa phương: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Vũng Tàu. Trong lĩnh vực dầu khí, Tập đoàn Keppel đã hợp tác chặt chẽ với Vietsopetro trong việc đóng mới các giàn khoan dầu và bể chứa xa bờ. Ngoài ra, Tập đoàn Keppel còn đầu tư xây dựng hệ thống kho bãi tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh nhằm đáp ứng nhu cầu cất giữ, bảo quản hàng hóa tại 2 địa phương này. Hiện nay, Tập đoàn Keppel đang đăng ký giấy phép đầu tư xây dựng hệ thống xử lý rác thải tại Khu công nghiệp Biên Hòa, tại tỉnh Cà Mau, tỉnh Cam Ranh và tỉnh Khánh Hòa…

Lãnh đạo các tập đoàn kinh tế của Xinh-ga-po đánh giá ở khu vực Đông Nam Á, đầu tư tại Việt Nam có tiềm năng và đem lại hiệu quả cao do có môi trường đầu tư thuận lợi, hệ thống luật pháp về kinh tế được hoàn thiện. Các doanh nghiệp cũng hoan nghênh những tiến bộ của Việt Nam trong cải cách thủ tục hành chính, giảm chi phí doanh nghiệp, đồng thời cam kết tích cực triển khai các dự án hiện đang đầu tư tại Việt Nam…

Phát biểu tại buổi tiếp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao việc Xinh-ga-po luôn duy trì là đối tác thương mại và đầu tư hàng đầu của Việt Nam trong nhiều năm qua.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh, các doanh nghiệp Xinh-ga-po có thể hoàn toàn yên tâm đầu tư tại Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế hai nước có nhiều chuyển biến tích cực, Việt Nam và Xinh-ga-po càng có điều kiện tăng cường hợp tác. Vì vậy, lãnh đạo cấp cao Việt Nam hết sức quan tâm và tạo điều kiện cho các hoạt động đầu tư của Xinh-ga-po tại Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực Xinh-ga-po có thế mạnh. Việt Nam cũng mong muốn tiếp tục đẩy mạnh hợp tác thương mại với Xinh-ga-po, mong muốn các nhà đầu tư Xinh-ga-po hỗ trợ Việt Nam tiếp tục tiếp thị hàng xuất khẩu và kết nối với thị trường thế giới trong thời gian tới.

Cũng trong ngày 27/9, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tới thăm dàn khoan của PetroVietnam đang được đóng tại Xinh-ga-po. Giàn khoan dự kiến hạ thủy vào tháng 10 tới, có khả năng khoan được ở vùng nước sâu 2.000m, chiều sâu khoan hơn 9.000m, dự kiến sẽ được đưa vào dự án phát triển khí Nam Côn Sơn.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hoan nghênh PetroVietnam tích cực triển khai chiến lược tự chủ khoan khai thác dầu khí, góp phần thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế biển của đất nước.

Trọng Hậu ( Theo CVP)


(Theo website Trương Tấn Sang)

Tổng thống Tony Tan Keng Yam tiếp đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang


Theo Đặc phái viên TTXVN, nhận lời mời của Tổng thống Singapore, Ngài Tony Tan Keng Yam và Phu nhân, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao nhà nước Việt Nam đã tiến hành chuyến thăm cấp Nhà nước tới Singapore từ ngày 26-28/9.

Ngay sau lễ đón được tổ chức long trọng tại Dinh Tổng thống Istana chiều 26/9, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có cuộc hội kiến với Tổng thống Singapore Tony Tan Keng Yam.

Tổng thống Tony Tan Keng Yam đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Tổng thống Tony Tan Keng Yam đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Tại cuộc hội kiến, Tổng thống Tony Tan Keng Yam đánh giá cao việc Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chọn Singapore là nước đầu tiên đến thăm sau khi nhậm chức; bày tỏ tin tưởng chuyến thăm sẽ thành công tốt đẹp, góp phần quan trọng đưa quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Singapore và Việt Nam phát triển lên tầm cao mới.

Chúc mừng những thành tựu to lớn mà Chính phủ và nhân dân Singapore đã đạt được trong thời gian qua, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ vui mừng được lần đầu tiên đến thăm Singapore trên cương vị Chủ tịch nước Việt Nam; bày tỏ mong muốn chuyến thăm sẽ góp phần làm sâu sắc và mở rộng hơn quan hệ Việt Nam-Singapore.

Hai bên bày tỏ hài lòng về những bước phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ trong quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước trong thời gian qua; nhất trí cần tăng cường trao đổi đoàn cấp cao và các cấp, nhất là cấp Bộ trưởng, nhằm thúc đẩy các hợp tác cụ thể của từng ngành và từng lĩnh vực; đồng thời tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau.

Hai nhà lãnh đạo hài lòng về kết quả triển khai Hiệp định khung Kết nối Việt Nam-Singapore và nhất trí thúc đẩy việc lập thêm các Khu Công nghiệp Việt Nam-Singapore (VSIP) trong thời gian tới.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao việc Singapore luôn duy trì là đối tác thương mại và đầu tư hàng đầu của Việt Nam trong nhiều năm qua.

Tổng thống Singapore khẳng định doanh nghiệp nước này rất hài lòng về môi trường kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam và sẽ tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với Việt Nam.

Hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực khác như quốc phòng, an ninh, du lịch, văn hóa… Hai nhà lãnh đạo cũng khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với nhau trong khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế như ASEAN, ASEAN+1, ASEAN+3, EAS, ASEM, APEC…

Cuộc hội kiến đã diễn ra trong bầu không khí hữu nghị, chân tình, tin cậy và hiểu biết lẫn nhau. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã mời Tổng thống Tony Tan Keng Yam và Phu nhân thăm Việt Nam vào thời gian thích hợp.

Chiều cùng ngày, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu tại Dinh Tổng thống Istana.

Tại buổi tiếp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ khâm phục trước những thành tựu quan trọng của Singapore trong thời gian qua, nhất là về tăng trưởng kinh tế; đặc biệt đánh giá cao vai trò của cá nhân cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu đối với con đường phát triển của Singapore.

Ông Trương Tấn Sang đã thông báo với cựu Thủ tướng một số nét về tình hình phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam thời gian gần đây, trong đó có việc Việt Nam vừa thông qua Chiến lược Phát triển Kinh tế-Xã hội giai đoạn 2011-2020.

Trao đổi về quan hệ song phương, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu bày tỏ vui mừng về sự phát triển tốt đẹp của quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước trong nhiều năm qua. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao việc Singapore luôn duy trì là một trong những đối tác kinh tế, thương mại và đầu tư hàng đầu của Việt Nam.

Hai bên hài lòng về việc triển khai ngày càng hiệu quả Hiệp định khung Kết nối Việt Nam-Singapore cũng như các VSIP; nhất trí cho rằng hợp tác trong các lĩnh vực an ninh-quốc phòng, giáo dục-đào tạo, du lịch… cần tiếp tục được quan tâm thúc đẩy, nhằm đưa quan hệ hai nước lên một tầm cao mới.

Hai bên cũng trao đổi về các vấn đề khu vực cùng quan tâm, trong đó có vấn đề Biển Đông; nhất trí các bên liên quan cần tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982; thực hiện nghiêm túc DOC, hướng tới xây dựng COC.

Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu cũng cho rằng hai bên cần tiếp tục tăng cường hợp tác tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, trong đó có ASEAN, ASEAN +1, ASEAN+3, ARF, EAS. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác và phối hợp chặt chẽ trong quá trình đàm phán tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Tối cùng ngày, Tổng thống Tony Tan Keng Yam và Phu nhân đã chiêu đãi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Dinh Tổng thống Istana.

PV (Theo Vietnam+)


(Theo website Trương Tấn Sang)