Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dâng hương tưởng niệm anh hùng, liệt sỹ


Nhân kỷ niệm 64 năm Ngày Thương binh, Liệt sỹ, sáng 27/7, đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng, liệt sỹ tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu đến đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ.

Dự lễ dâng hương tưởng niệm có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh; nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; các Ủy viên Bộ Chính trị; Bí thư Trung ương Đảng; Phó Chủ tịch nước; Phó Thủ tướng Chính phủ; Phó Chủ tịch Quốc hội và các đồng chí lão thành cách mạng cùng dự lễ viếng.

Vòng hoa của Đoàn mang dòng chữ “Đời đời nhớ ơn các Anh hùng, Liệt sỹ.”

truong-tan-sang

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ.

Tiếp đó, Đoàn đại biểu Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu đã đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Vòng hoa của đoàn mang dòng chữ “Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.”

Cùng ngày, các oàn đại biểu Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Thành ủy, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng, liệt sỹ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

PV


(Theo website Trương Tấn Sang)

Điện mừng lãnh đạo Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ VN


Nhân dịp kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước, ông Nguyễn Tấn Dũng giữ chức Thủ tướng Chính phủ, ông Nguyễn Sinh Hùng giữ chức Chủ tịch Quốc hội, lãnh đạo nhiều nước đã gửi điện chúc mừng đến lãnh đạo Việt Nam.

Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào đã gửi điện chúc mừng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Thủ tướng Quốc Vụ viện Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã gửi điện chúc mừng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc Ngô Bang Quốc đã gửi điện chúc mừng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Từ trái sang: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng

Từ trái sang: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng

Điện mừng nhấn mạnh: Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng gần gũi. Nhân dân hai nước có truyền thống hữu nghị lâu đời. Những năm gần đây, dưới sự chỉ đạo của phương châm 16 chữ “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai,” quan hệ Trung-Việt đã đạt được những tiến triển mới.

Quan hệ Trung-Việt phát triển lành mạnh, ổn định, phù hợp với lợi ích căn bản của hai nước và nhân dân hai nước, có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực.

Phía Trung Quốc nguyện chung sức cùng phía Việt Nam tăng cường tin cậy, mở rộng giao lưu, đi sâu hợp tác, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung- Việt luôn không ngừng phát triển theo quỹ đạo đúng đắn.

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào Choummaly Xayasone đã gửi điện chúc mừng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Thủ tướng Chính phủ Lào Thongsing Thammavong đã gửi điện chúc mừng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Pany Zathotu đã gửi điện chúc mừng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

Các vị lãnh đạo Lào bày tỏ vui mừng và đánh giá cao những thành tựu to lớn mà nhân dân Việt Nam anh em đã giành được trong xây dựng và phát triển đất nước và nhấn mạnh việc các ông Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng được bầu giữ các trọng trách này thể hiện sự tin tưởng và đánh giá cao của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam anh em đối với phẩm chất tốt đẹp, công lao to lớn, năng lực lãnh đạo và thành tích to lớn mà các đồng chí đã đóng góp trong suốt thời gian qua.

Các vị lãnh đạo Lào cũng bày tỏ tin tưởng chắc chắn rằng dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, nhân dân Việt Nam anh em sẽ giành được nhiều thành tựu quan trọng trong việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam, Chiến lược phát triển đất nước giai đoạn 2011-2020 và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2015, gặt hái được nhiều thành công to lớn hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, vai trò và vị thế của Việt Nam ngày càng không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế, góp phần quan trọng vào việc xây dựng quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam-Lào anh em ngày càng phát triển bền chặt, vì lợi ích của nhân dân mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Tổng thống Liên bang Nga Dmitry Medvedev đã gửi điện mừng tới Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Bức điện viết: “Nhân dân Nga biết đến Ngài là người kiên định chủ trương tiếp tục củng cố mối quan hệ hợp tác chặt chẽ đã được thử thách qua thời gian giữa hai nước chúng ta. Phát triển quan hệ cùng có lợi với Việt Nam trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, nhân văn và các lĩnh vực khác là ưu tiên đối ngoại của Nga tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Tôi hy vọng vào sự hợp tác xây dựng với Ngài Chủ tịch kính mến nhằm tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững ở châu Á-Thái Bình Dương. Nhân dịp này, tôi trân trọng mời Ngài thăm chính thức Liên bang Nga.”

Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan đã gửi điện chúc mừng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.

Bức điện có đoạn viết: “Với những đóng góp to lớn cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam kể từ khi Ngài nhậm chức Thủ tướng năm 2006, tôi tin tưởng chắc chắn rằng, trên cương vị Thủ tướng nhiệm kỳ mới, Ngài sẽ tiếp tục cống hiến vì sự phát triển phồn vinh của đất nước Việt Nam.

Tôi vui mừng nhận thấy mối quan hệ song phương giữa Nhật Bản và Việt Nam hiện nay đang phát triển rất tốt đẹp và được củng cố trên nhiều lĩnh vực. Tôi luôn sẵn sàng hợp tác với Ngài để thúc đẩy cho mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước ngày càng bền chặt hơn nữa.”

Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã gửi điện chúc mừng tới bà Nguyễn Thị Doan nhân dịp bà được bầu lại làm Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

PV


(Theo website Trương Tấn Sang)

Ông Nguyễn Tấn Dũng chính thức tái đắc cử Thủ tướng Chính phủ


Với số phiếu nhất trí rất cao (94%), chiều nay (26/7), Quốc hội đã bầu ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII tiếp tục giữ cương vị Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII.

Ông Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục được Quốc hội bầu làm Thủ tướng Chính phủ

Ông Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục được Quốc hội bầu làm Thủ tướng Chính phủ

Bà Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch nước nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XII cũng đã tái đắc cử Phó Chủ tịch nước nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII với số phiếu tán thành 95,2%.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII cũng được Quốc hội bầu tiếp tục giữ chức Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII với số phiếu tán thành 96,2%.

Ông Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, được Quốc hội bầu giữ chức Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII với số phiếu tán thành 93,8%.

PV


(Theo website Trương Tấn Sang)

Deputies at the National Assembly elected Truong Tan Sang as State President


truong-tan-sang

Newly-elected State President Truong Tan Sang (Photo: VNA)

Deputies at the ongoing first session of the 13th National Assembly on July 25 elected Truong Tan Sang as State President.

Sang, who is Party Politburo member and standing member of the Party Central Committee’s Secretariat, won 487 votes, accounting for 97.4 percent of the NA deputies.

Newly elected NA Chairman Nguyen Sinh Hung presented flowers and congratulated State President Sang on the occasion.

Delivering his acceptance speech, President Sang affirmed his pride and acknowledged the great responsibility assigned to him by the Party, State and people.

He promised to try his best to serve the nation and people, and to strictly abide by the tasks and power of State President which are stipulated by the Constitution and law.

The new State President also promised to constantly seek to improve his capacity and to follow the moral example of President Ho Chi Minh.

President Sang said he will closely coordinate with the NA Standing Committee, the Government, the Supreme People’s Court, the Director of the Supreme People’s Procuracy, the Fatherland Front Central Committee, sectors and mass organisations.

He expressed his wish to receive support from the entire political system, soldiers and people in the nation and abroad as he seeks to fulfil the assigned tasks.

President Sang presented a document to nominate Nguyen Thi Doan, Vice State President of the 12 th tenure, as a candidate for the position of Vice State President; Nguyen Tan Dung, Prime Minister of the 12 th tenure, as a candidate for the position of Prime Minister; Truong Hoa Binh, Chief Judge of the Supreme People’s Court of the 12 th tenure as a candidate for the position of Chief Judge of the Supreme People’s Court; and Nguyen Hoa Binh, Secretary of the Party Committee of central Quang Ngai province tenure as a candidate for the position of Director of the Supreme People’s Procuracy.

The National Assembly is scheduled to elect positions of Vice State President, Prime Minister, Chief Judge of the Supreme People’s Court and Director of the Supreme People’s Procuracy on July 26./.

(Theo website Trương Tấn Sang)

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu sau khi được Quốc hội bầu


Chiều nay (25/7), với 487 phiếu tán thành (chiếm 97,4%), Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư giữ chức Chủ tịch nước.

> Ông Trương Tấn Sang đắc cử Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2011-2016



Phát biểu sau khi được Quốc hội bầu, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ đây là vinh dự lớn, cũng là trách nhiệm nặng nề mà Đảng, Nhà nước và nhân dân tin cậy giao phó.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu nhận nhiệm vụ

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu nhận nhiệm vụ

“Tôi xin hứa với Quốc hội, đồng bào, đồng chí nguyện đem hết sức mình phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước được Hiến pháp và pháp luật quy định; không ngừng học tập, nâng cao trình độ, thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định.

Chủ tịch nước cũng cho biết, sẽ phối hợp và cộng tác chặt chẽ với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ngành, các cấp, nghiêm túc lắng nghe, tiếp thu ý kiến, nguyện vọng của nhân dân và mong muốn nhận được sự giúp đỡ của cả hệ thống chính trị để hoàn thành trọng trách được giao.

Trên cương vị công tác của mình, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết sẽ tập trung vào những nhiệm vụ lớn, cụ thể là xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN trong sạch, vững mạnh, thật sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quản lý có hiệu lực, hiệu quả cao; sửa đổi, bổ sung Hiếp pháp năm 1992; nâng cao chất lượng xây dựng và thực thi pháp luật. Phát huy dân chủ, thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân trong mọi lĩnh vực của đất nước; đồng thời tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong bộ máy Nhà nước và xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực và phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới; đẩy mạnh hơn nữa cải cách hành chính, cải cách tư pháp, đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức và công dân.

Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị  trường định hướng XHCN; thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức; tập trung phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường đồng bộ với phát triển kinh tế, đặc biệt là giải quyết các vấn đề gây bức xúc xã hội trong các lĩnh vực này. Quan tâm giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo bền vững, đổi mới chính sách phân phối, tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; chăm lo củng cố quốc phòng và an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân; củng cố, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng, xóa bỏ mặc cảm, định kiến về quá khứ, thành phần giai cấp, đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết các giai cấp, tầng lớp xã hội, đồng bào các dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Ngay sau đó, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã  đọc Tờ trình về việc giới thiệu nhân sự  để Quốc hội bầu Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao.

Theo đó, Chủ tịch nước giới thiệu và đề nghị Quốc hội bầu bà Nguyễn Thị  Doan, Phó Chủ tịch nước nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII giữ chức Phó Chủ tịch nước, nhiệm kỳ khóa XIII; giới thiệu và đề nghị Quốc hội bầu ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ khóa XII giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII; giới thiệu và đề nghị Quốc hội bầu ông Trương Hòa Bình, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII giữ chức Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII; giới thiệu và đề nghị Quốc hội bầu ông Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, giữ chức Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Các đồng chí lãnh đạo chúc mừng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang:

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết chúc mừng ông Trương Tấn Sang

Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết chúc mừng ông Trương Tấn Sang

Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII Nguyễn Tấn Dũng chúc mừng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII Nguyễn Tấn Dũng chúc mừng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chúc mừng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chúc mừng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

PV


(Theo website Trương Tấn Sang)

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: “Chủ quyền biển đảo là bất khả xâm phạm”


Ngay sau phát biểu nhậm chức, chiều nay tân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có cuộc trao đổi với báo chí về 2 vấn đề nóng: bảo vệ chủ quyền biển đảo và phòng chống tham nhũng.

> Tóm tắt tiểu sử Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

- Tại kỳ họp này, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội về tình hình biển Đông. Chủ tịch nghĩ gì trước đề xuất Quốc hội cần ra nghị quyết về vấn đề trên?

- Báo cáo về tình hình biển Đông của Chính phủ là do Quốc hội yêu cầu. Việc có ra Nghị quyết về biển Đông hay không sẽ do Quốc hội quyết định, phụ thuộc vào tính chất tình hình, ý chí của các đại biểu.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trả lời báo chí chiều nay.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trả lời báo chí chiều nay.

- Theo quan điểm của Chủ tịch nước, Việt Nam cần làm gì để giữ vững chủ quyền biển đảo?

- Như tôi đã phát biểu trước Quốc hội chiều nay, vấn đề chủ quyền biển đảo với bất cứ quốc gia nào cũng thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Quốc gia dù to, nhỏ cũng đều có nhận thức như vậy.

Để giữ vững chủ quyền biển đảo, theo tôi có 3 cơ sở quan trọng: luật pháp, lịch sử và chiếm hữu, khai thác thực tế. Trong vấn đề luật pháp có luật quốc tế và quốc nội. Công ước biển năm 1982 là thành quả đấu tranh lâu dài của loài người , đặc biệt là các nước nhỏ. Theo đó lãnh hải là 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế là 200 hải lý.

Nước lớn có vị thế khác, chúng ta là nước nhỏ nên phải dựa vào sức mạnh của tập thể, của cộng đồng, công nước biển 1982 để chúng ta bảo vệ chủ quyền biển đảo, vùng đặc quyền kinh tế. Ngoài ra, trên cơ sở công ước biển 1982 chúng ta phải luật hóa bằng luật quốc nội, chiếm hữu biển đảo về mặt pháp lý, thực địa.

Cơ sở lịch sử, pháp lý và chiếm hữu khai thác về thực tế là 3 mặt của vấn đề để xác lập chủ quyền biển đảo.

Việt Anh


(Theo website Trương Tấn Sang)

Ông Trương Tấn Sang đắc cử Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2011-2016


Chiều 25.7, với số phiếu bầu 487/496 (chiếm 97,4%), ông Trương Tấn Sang, Thường trực Ban Bí thư đã trúng cử Chủ tịch nước, nhiệm kỳ 2011-2016.

> Tóm tắt tiểu sử Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

Ông Trương Tấn Sang

Ông Trương Tấn Sang

Ngay sau khi được bầu, tân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu cảm ơn các đại biểu QH đã tín nhiệm ông. Ông Sang cho rằng đây là vinh dự nhưng cũng là trách nhiệm to lớn được Nhà nước và nhân dân giao phó.

Trên cương vị mới, tân Chủ tịch nói sẽ tiếp tục nỗ lực xây dựng nhà nước pháp quyền, trong sạch vững mạnh; sửa đổi, bổ sung hiến pháp cho phù hợp để phát huy dân chủ; tiếp tục cải cách tư pháp, đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực; xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực, phẩm chất đạo đức…

truong-tan-sang

Chủ tịch nước nhiệm kỳ khóa 13 tặng hoa Tân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Ảnh: Tiến Dũng.

Ông Trương Tấn Sang là Ủy viên Bộ Chính trị 3 khóa (từ khóa IX đến nay) và là Ủy viên TƯĐ, đại biểu QH 5 khóa liên tiếp. Ông Trương Tấn Sang từng kinh qua các chức vụ Chủ tịch UBND, bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh, Trưởng ban Kinh tế TƯ. Tháng 5.2006, ông được phân công làm Thường trực Ban Bí thư.

Tại cuộc bầu cử QH khóa XIII, ngày 22.5, ông Trương Tấn Sang đã trúng cử tại TP. Hồ Chí Minh với tỉ lệ phiếu bầu đạt 80,19%.

Ông sinh năm 1949, ở xã Mỹ Hạnh, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, có bằng cử nhân luật.

Công việc đầu tiên của tân Chủ tịch nước là sẽ giới thiệu danh sách đề cử để QH bầu Phó chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng Viện KSND tối cao.

Khiết Giang


(Theo website Trương Tấn Sang)

Đồng chí Trương Tấn Sang thăm gia đình thương binh, liệt sỹ


Truong-tan-sang

Đồng chí Trương Tấn Sang thăm gia đình bà Nguyễn Thị Thuận, mẹ của 2 liệt sĩ ở phường Tân Hòa, TP Hòa Bình.

Ngày 24/7, đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã đến thăm gia đình thương binh liệt sỹ và đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Hòa Bình nhân kỷ niệm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7.

Đồng chí Trương Tấn Sang mong muốn các cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể tỉnh Hòa Bình tiếp tục quan tâm, chăm lo thiết thực hơn nữa đối với các gia đình chính sách ở địa phương.

Đến thăm và tặng quà các gia đình chính sách, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Trương Tấn Sang ân cần thăm hỏi sức khỏe, đời sống của mẹ liệt sỹ, các thương binh và gia đình về sự chăm lo của các cấp ủy, chính quyền và các ngành hữu quan đối với các gia đình chính sách.

Đồng chí Trương Tấn Sang đã ghi nhận những cố gắng của cấp ủy, chính quyền địa phương đã dành sự quan tâm, chăm lo đời sống cho các gia đình chính sách, thương binh liệt sỹ trong thời gian qua theo đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.

Đồng chí Trương Tấn Sang giao nhiệm vụ cho các cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể tỉnh Hòa Bình tiếp tục quan tâm, chăm lo thiết thực hơn nữa đối với các gia đình chính sách ở địa phương.

Quốc Văn


(Theo website Trương Tấn Sang)

Ông Trương Tấn Sang được đề cử vào danh sách bầu Chủ tịch nước


Trong chương trình kỳ họp thứ nhất, chiều 23/7, tân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII Nguyễn Sinh Hùng đã thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày Tờ trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch nước.

truong-tan-sang

Ông Trương Tấn Sang được đề cử vào danh sách bầu Chủ tịch nước.

Theo đó, ông Trương Tấn Sang, đại biểu Quốc hội khóa XIII, được giới thiệu đề cử chức danh Chủ tịch nước.

Theo chương trình, buổi sáng Thứ hai, ngày 25/7, Quốc hội sẽ họp đoàn để trao đổi về dự kiến nhân sự bầu Chủ tịch nước. Sau đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp, nghe báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận tại các đoàn đại biểu Quốc hội về vấn đề này. Buổi chiều 25/7, Quốc họp phiên toàn thể để bầu Chủ tịch nước./.

Vũ Anh Minh

(Theo website Trương Tấn Sang)

Quốc hội giới thiệu nhân sự Chủ tịch Quốc hội và các Phó Chủ tịch Quốc hội


Chiều 22/7, Quốc hội họp tại Hội trường nghe Tờ trình về danh sách dự kiến Chủ tịch Quốc hội và các Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Họp Quốc Hội

Họp Quốc Hội

Trước đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã đọc kết quả thảo luận và phiếu xin ý kiến ĐBQH về danh sách số lượng Chủ tịch Quốc hội và các Phó Chủ tịch Quốc hội, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XIII.

Sau khi thảo luận, các ĐBQH đã nhất trí 100% thông qua danh số số lượng nhân sự chức danh Chủ tịch Quốc hội, các các Phó Chủ tịch Quốc hội và Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XIII.

Theo đó, Quốc hội Khóa XIII sẽ có Chủ tịch Quốc hội; 4 Phó Chủ tịch Quốc hội và 13 Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Như vậy, tổng số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XIII sẽ có 18 người.

Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XII, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đọc Tờ trình về dự kiến danh sách Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XIII để các vị đại biểu Quốc hội thảo luận, cho ý kiến và có những đề cử khác.

Nhân sự dự kiến như sau: Chủ tịch Quốc hội, ông Nguyễn Sinh Hùng; các Phó Chủ tịch Quốc hội gồm bà Tòng Thị Phóng, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, ông Uông Chu Lưu và ông Huỳnh Ngọc Sơn.

Dự kiến danh sách các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc là Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội và Trưởng các Ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bao gồm:

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc K’sor Phước (tái cử); Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý (đương nhiệm Phó Chủ nhiệm); Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện (Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương); Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu (đương nhiệm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước); Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển (tái cử); Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh Nguyễn Kim Khoa (đương nhiệm Phó Chủ nhiệm); Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên & Nhi đồng Đào Trọng Thi (tái cử); Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai (tái cử); Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ & Môi trường Phan Xuân Dũng (đương nhiệm Phó Chủ nhiệm); Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Trần Văn Hằng (đương nhiệm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương); Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc (đương nhiệm Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình); Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương (Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương) và Trưởng Ban Dân nguyện Bùi Văn Cường (Phó Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai).

Trong số danh sách dự kiến 13 Chủ nhiệm các Ủy ban, Trưởng các Ban, có 7 người đang hoạt động tại các cơ quan của Quốc hội.

Lê Sơn


(Theo website Trương Tấn Sang)

Quốc hội khóa XIII dự kiến sẽ có 4 Phó Chủ tịch


Chiều 21/7, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã trình bày trước Quốc hội khóa XIII Tờ trình về số Phó Chủ tịch Quốc hội và số Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa này.

Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII gồm 18 thành viên, trong đó có 1 Chủ tịch Quốc hội, 4 Phó Chủ tịch Quốc hội và 13 Ủy viên.

 

Toàn cảnh phiên họp toàn thể Quốc hội khóa XIII.

Toàn cảnh phiên họp toàn thể Quốc hội khóa XIII.

Trong số 4 Phó Chủ tịch Quốc hội có 1 Phó Chủ tịch Quốc hội giúp Chủ tịch Quốc hội về lĩnh vực pháp luật-tư pháp; 1 Phó Chủ tịch Quốc hội giúp Chủ tịch Quốc hội về lĩnh vực kinh tế- tài chính; 1 Phó Chủ tịch Quốc hội giúp Chủ tịch Quốc hội về lĩnh vực văn hóa-xã hội; 1 Phó Chủ tịch Quốc hội giúp Chủ tịch Quốc hội về lĩnh vực quốc phòng-an ninh.

Cũng trong buổi họp chiều cùng ngày, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc xác nhận tư cách đại biểu của 500 đại biểu Quốc hội với 99% số đại biểu tán thành.

PV


(Theo website Trương Tấn Sang)

Đồng chí Trương Tấn Sang: Cần đa dạng hóa trong đối ngoại nhân dân


Ngày 19/7, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị quán triệt Chỉ thị 04-CT/TW ngày 6/7/2011 của Ban Bí thư khóa XI về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới.

Đồng chí Trương Tấn Sang, UVBCT, Thường trực Ban Bí thư; đồng chí Hoàng Bình Quân, UVTW Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương chủ trì Hội nghị. Dự Hội nghị còn có đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành, hội ở Trung ương; lãnh đạo Tỉnh ủy, Thành ủy và một số cơ quan thông tấn báo chí.

Đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư với các đại biểu tham dự Hội nghị.

Đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư với các đại biểu tham dự Hội nghị.

Sau phần đánh giá những kết quả, hạn chế, tồn tại của công tác đối ngoại nhân dân theo Chỉ thị 44 ngày 20/9/1994 của Ban Bí thư về mở rộng và đổi mới hoạt động đối ngoại nhân dân do đồng chí Vương Thừa Phong, Phó trưởng Ban Đối ngoại Trung ương trình bày, đồng chí Hoàng Bình Quân đã triển khai những nội dung chính trong Chỉ thị 04 ngày 6/7/2011 của Ban Bí thư khóa XI và hướng dẫn của Ban Đối ngoại Trung ương Đảng về triển khai thực hiện Chỉ thị 04.

Chỉ thị nêu rõ những quan điểm, mục tiêu, 9 nhiệm vụ và việc tổ chức thực hiện công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới. Đại diện một số Bộ, ngành, địa phương đã phát biểu tham luận.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Trương Tấn Sang đã ghi nhận những kết quả và đóng góp quan trọng của công tác đối ngoại nhân dân trong thời gian qua. Đồng chí nhấn mạnh dù không diễn ra ồn ào, nhưng công tác đối ngoại nhân dân thực sự là một trong ba trụ cột của công tác ngoại giao ở nước ta.

Các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp cần phải nhận thức đúng, đủ, sâu sắc vị trí công tác đối ngoại nhân dân; phải quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác này một cách đa dạng, phong phú; thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, đốn đốc, rà soát bổ sung văn bản và quy định về công tác đối ngoại nhân dân. Việc triển khai Chỉ thị 04 phải tiến hành nghiêm túc, có chương trình cụ thể gắn với những đề án trong các lĩnh vực của các ngành và địa phương.

Trường Minh


(Theo website Trương Tấn Sang)